Lê Hàn Quốc bị giả mạo nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường thành phố Hà Nội

Lê Hàn Quốc bị giả mạo nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường thành phố Hà Nội

29/09/2023 | Tác giả: Anh Tuấn



Hành vi gian dối về nguồn gốc xuất xứ lê Hàn Quốc của các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu lần lượt bị cơ quan quản lý thị trường làm rõ khi tiến hành kiểm tra.

Với sự phong phú về chủng loại, nguồn gốc cùng với niềm tin an toàn với sức khỏe khi sử dụng, lâu nay trái cây nhập khẩu luôn là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng để thưởng thức hoặc làm quà biếu. Cũng vì vậy, lợi dụng điều này, không ít cơ sở kinh doanh đã gian dối trong việc thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của trái cây nhập khẩu để bán hàng.

Trong những ngày qua, bằng camera giấu kín, nhóm phóng viên VTV tiếp tục ghi được những hình ảnh cho thấy, tình trạng gian dối nguồn gốc xuất xứ lê Hàn Quốc vẫn đang tiếp diễn tại một số cửa hàng bán trái cây nhập khẩu trên địa bàn TP Hà Nội, dù hành vi này đã nhiều lần được cơ quan quản lý thị trường xử lý.

Ghi nhận tại cửa hàng bán trái cây nhập khẩu tại đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, vì là một trong những loại trái cây ngoại được ưa chuộng tại thị trường trong nước, nên người bán quảng cáo lê Hàn không thiếu, mà có đủ loại được bày trên kệ để khách hàng chọn mua.

Sau khi kiểm tra, toàn bộ số lê giả mạo xuất xứ Hàn Quốc đều bị cơ quan quản lý thị trường tiến hành thu giữ, niêm phong.

Những trái lê tương tự cũng đang được bày bán tại nhiều cửa hàng trái cây nhập khẩu khác, với mức giá trên dưới 200.000 đồng/kg.

Trên mỗi trái lê bày trên kệ đúng là đều có tem mác in chữ nước ngoài, nhưng những hoài nghi của khách hàng về nguồn gốc thực sự của những trái lê này chỉ bắt đầu kể từ khi đặt mua cả hộp cỡ lớn. Vì trên vỏ hộp thể hiện xuất xứ của loại trái cây này không phải ở Hàn Quốc.

Đến khi cơ quan quản lý thị trường có mặt truy xét nguồn gốc trái cây tại cửa hàng đang bán, sự thật bắt được nhân viên thừa nhận.

Hành vi gian dối về nguồn gốc xuất xứ lê Hàn Quốc của các cửa hàng bán trái cây nhập khẩu lần lượt bị cơ quan quản lý thị trường trên địa bàn các quận Cầu Giấy, Ba Đình làm rõ khi tiến hành kiểm tra và dường như các cửa hàng đều có chung một kịch bản để đối phó nhằm chối bỏ trách nhiệm của mình.

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc, hành vi giả mạo xuất xứ lê Hàn vẫn tái diễn. Các đối tượng thiết kế tem mác ngày càng tinh vi hơn, giống với nhãn mác lê Hàn để khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Không chỉ bày bán tại cửa hàng, lê Hàn Quốc bị giả mạo xuất xứ còn đang được rao bán trên mạng Facebook hay các sàn thương mại điện tử. Đây thực sự là một thách thức trong công tác kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường, vì việc giao dịch mua bán đều diễn ra qua mạng.

"Ngoài việc dựa vào ticker này, có một cách khác để phân biệt có đúng là lê Hàn hay không, người mua phải dựa vào mã QR này. Khi quét mã sẽ dẫn đến trang web giới thiệu sản phẩm như thế này. Còn nếu không phải là sản phẩm của chúng tôi thì khi quét mã sẽ không thể link đến trang web có logo Kpear của chúng tôi được", ông Hong Kiok, Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, cho biết.

Sau khi kiểm tra, toàn bộ số lê giả mạo xuất xứ Hàn Quốc đều bị cơ quan quản lý thị trường tiến hành thu giữ, niêm phong để tiếp tục làm rõ về về hành vi kinh doanh trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ và giả mạo xuất xứ của những cửa hàng này.

Theo báo VTV News

https://vtv.vn/phap-luat/le-han-quoc-bi-gia-mao-xuat-xu-tran-lan-tren-thi-truong-20230926203936504.htm

Chia sẻ trên