Phát triển khu công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh

Phát triển khu công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh

19/07/2024 | Tác giả: PHAN LIÊN Lượt xem: 165


Ngày 4/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phương hướng để xây dựng các khu chức năng của tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu đề xuất, hình thành khu công nghệ cao khi đảm bảo đủ điều kiện theo quy định.

Phát triển khu công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh

Sự cần thiết để phát triển khu công nghệ cao

Mục tiêu phát triển các khu công nghệ cao để tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng và từng địa phương, phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo nhiều cơ hội việc làm. Khuyến khích các khu nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các địa bàn có tiềm năng và phát huy toàn diện tiềm năng, lợi thế và nguồn lực của các địa phương trong vùng. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung phát triển các ngành kinh tế biển để trở thành vùng mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm. Đồng thời phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nâng cao trình độ và thu nhập người dân, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước giai đoạn 2021 – 2030, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và các chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia. Khu công nghệ cao có vai trò quan trọng đối với quá trình phổ biến, lan tỏa, đưa các tri thức và công nghệ trở thành hàng hóa có giá trị cao, góp phần đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các khu công nghệ cao được thành lập tại tỉnh Bình Thuận còn là mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, là nơi đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng dịch vụ và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Thuận xác định khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Khoa học - công nghệ đã hiện diện sâu sắc, đậm nét trên khắp các lĩnh vực tạo nên những thành tựu bứt phá trong nhiều lĩnh vực. Nhiều công nghệ cao, công nghệ mới, hiện đại đã được các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh. Từ đó, chất lượng tăng trưởng của tỉnh được cải thiện, năng suất lao động nâng lên rõ rệt, tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao của tỉnh cũng tăng cao. Thực tế trong những năm gần đây, một luồng vốn lớn đầu tư vào tỉnh từ các tập đoàn lớn, sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ cao đã mang lại doanh nghiệp. Đây sẽ là điểm khởi đầu để tỉnh Bình Thuận tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa chủ trương thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 – Bình Thuận.

Nhiều tiềm năng để phát triển khu công nghệ cao

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận có 9 khu công nghiệp được Chính phủ đồng ý chủ trương quy hoạch phát triển với tổng diện tích hơn 3.000 ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.617 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 460 nghìn tỷ đồng, trong đó có 120 dự án FDI còn hiệu lực, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực du lịch - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Bình Thuận còn hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế tổng hợp gồm nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, du lịch. Tỉnh cũng hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển một nền kinh tế tổng hợp, gồm nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, du lịch. Do đó, việc thành lập Khu công nghệ cao Bình Thuận là rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, để thành lập các khu công nghệ cao phải đủ các yếu tố như: Phù hợp quy hoạch, khả thi về sử dụng đất, phù hợp về chính sách, chủ trương về phát triển công nghệ cao, đáp ứng các điều kiện để triển khai các nhiệm vụ, hạ tầng đảm bảo phục vụ ứng dụng công nghệ cao và khả năng liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao, thuận lợi về hạ tầng, giao thông… Tỉnh Bình Thuận có thuận lợi nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ, có thể coi là cửa ngõ phía Nam của tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ kết nối các vùng, tỉnh phía Nam với khoảng cách không quá xa đến trung tâm phát triển lớn nhất cả nước đó là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Toàn tỉnh hiện có 1.174 dự án đã hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện BOT Sơn Mỹ I, Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II, Kho cảng LNG Sơn Mỹ… đó là những cơ sở quan trọng để tỉnh có thể thu hút phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, nhất là các lĩnh vực mà tỉnh có nhiều tiềm năng như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao, tạo tiền đề thúc đẩy lĩnh vực khoa học công nghệ trở thành một động lực phát triển của địa phương. Phải khẳng định rằng, phát triển khu công nghệ cao là một định hướng đúng đắn, thể hiện khát vọng của tỉnh trong việc lựa chọn, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới để Bình Thuận có thể phát triển bền vững, đảm bảo việc phát triển của tỉnh phù hợp với xu thế của nền cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đây cũng là những cơ sở quan trọng để tỉnh thu hút phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, tỉnh Bình Thuận sẽ định hướng và triển khai xây dựng khu công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh, đảm bảo tính pháp lý cũng như tính khả thi...

Theo Bình Thuận

https://baobinhthuan.com.vn/phat-trien-khu-cong-nghe-cao-phu-hop-voi-chien-luoc-phat-trien-cua-tinh-119945.html


Chia sẻ trên

19/07/2024 | Tác giả: K. HẰNG

6 tháng đầu năm: Toàn tỉnh trồng mới 790 ha rừng, tăng 1,28% so cùng kỳ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh đạt 790 ha, tăng 1,28% so với cùng kỳ.

19/07/2024 | Tác giả: C.TƯỜNG

Phan Thiết: Khắc phục hạn chế, triển khai hiệu quả các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng vừa chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Phan Thiết về tình hình giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024 và bàn giải pháp để cải thiện tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng còn lại năm nay.

19/07/2024 | Tác giả: QUỐC TÍN

Đa dạng sản phẩm công nghiệp nông thôn đặc thù của Bình Thuận

Trong tháng 6 này, Ban Giám khảo đã tiến hành đánh giá và chấm điểm các sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024. Tiếp đó, Hội đồng bình chọn cũng tổ chức họp thông qua kết quả chấm điểm của Ban Giám khảo, đồng thời đề xuất cấp thẩm quyền công nhận các sản phẩm đạt giải.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...