Chi phí điện năng khi sử dụng điều hòa khiến nhiều người lo lắng. Với 10 bí kíp dưới đây, người dùng có thể tiết kiệm một khoản tiền điện mỗi tháng.
Chọn công suất thiết bị phù hợp diện tích phòng, lắp ở vị trí hợp lý, tham khảo dán nhãn năng lượng là 3 mẹo nổi bật trong 10 cách tối ưu điện năng khi dùng điều hòa.
Công suất phù hợp với diện tích phòng
Để tiết kiệm chi phí, không ít người chọn mua điều hòa công suất thấp và không cân xứng diện tích phòng. Điều này khiến máy phải chạy hết công suất, gây hao phí điện năng.
Vì vậy, người dùng cần chọn mức BTU (công suất) phù hợp với diện tích phòng. Phòng <15 m2 nên chọn công suất 9.000 BTU (1 HP), 15-20 m2 là 12.000 BTU (1,5 HP), 20-30 m2 là 18.000 BTU (2 HP) và 30-40 m2 là 25.000 BTU (2,5 HP).
Sử dụng máy có Inverter
Công nghệ Inverter (biến tần) linh hoạt (điều chỉnh tốc độ quay của máy nén phù hợp với nhu cầu thực tế) giúp tối ưu 30-50% điện năng tiêu thụ. Chi phí điều hòa Inverter cao hơn, nhưng lại tiết kiệm nhiều tiền điện khi xét về lâu dài.
Lắp điều hòa ở vị trí hợp lý
Để điều hòa bền và tiết kiệm điện, dàn nóng nên được lắp nơi thoáng khí, râm mát. Đặt dàn nóng nơi bí bách khiến hơi khó thoát, làm thiết bị tiêu tốn nhiều điện hơn.
Tương tự, không nên lắp dàn lạnh ở nơi dễ thoát khí như cửa ra vào, cửa sổ. Phòng có cửa kính cũng khiến máy tốn nhiều điện năng để làm lạnh. Do đó, người dùng nên thả rèm khi dùng điều hòa.
Trong phòng ngủ, điều hòa nên được lắp đối diện giường để gió phủ đều cơ thể. Nếu lo ngại bị nhiễm lạnh và mắc bệnh đường hô hấp, bạn có thể chọn điều hòa công nghệ luồng gió Coanda không thổi gió trực tiếp để bảo vệ sức khỏe.
Ưu tiên dàn nóng công nghệ tản nhiệt
Chi phí điện năng khi sử dụng điều hòa khiến nhiều người lo lắng. Với 10 bí kíp dưới đây, người dùng có thể tiết kiệm một khoản tiền điện mỗi tháng.
Chọn công suất thiết bị phù hợp diện tích phòng, lắp ở vị trí hợp lý, tham khảo dán nhãn năng lượng là 3 mẹo nổi bật trong 10 cách tối ưu điện năng khi dùng điều hòa.
Công suất phù hợp với diện tích phòng
Để tiết kiệm chi phí, không ít người chọn mua điều hòa công suất thấp và không cân xứng diện tích phòng. Điều này khiến máy phải chạy hết công suất, gây hao phí điện năng.
Vì vậy, người dùng cần chọn mức BTU (công suất) phù hợp với diện tích phòng. Phòng <15 m2 nên chọn công suất 9.000 BTU (1 HP), 15-20 m2 là 12.000 BTU (1,5 HP), 20-30 m2 là 18.000 BTU (2 HP) và 30-40 m2 là 25.000 BTU (2,5 HP).
Sử dụng máy có Inverter
Công nghệ Inverter (biến tần) linh hoạt (điều chỉnh tốc độ quay của máy nén phù hợp với nhu cầu thực tế) giúp tối ưu 30-50% điện năng tiêu thụ. Chi phí điều hòa Inverter cao hơn, nhưng lại tiết kiệm nhiều tiền điện khi xét về lâu dài.
Lắp điều hòa ở vị trí hợp lý
Để điều hòa bền và tiết kiệm điện, dàn nóng nên được lắp nơi thoáng khí, râm mát. Đặt dàn nóng nơi bí bách khiến hơi khó thoát, làm thiết bị tiêu tốn nhiều điện hơn.
Tương tự, không nên lắp dàn lạnh ở nơi dễ thoát khí như cửa ra vào, cửa sổ. Phòng có cửa kính cũng khiến máy tốn nhiều điện năng để làm lạnh. Do đó, người dùng nên thả rèm khi dùng điều hòa.
Trong phòng ngủ, điều hòa nên được lắp đối diện giường để gió phủ đều cơ thể. Nếu lo ngại bị nhiễm lạnh và mắc bệnh đường hô hấp, bạn có thể chọn điều hòa công nghệ luồng gió Coanda không thổi gió trực tiếp để bảo vệ sức khỏe.
Ưu tiên dàn nóng công nghệ tản nhiệt
Trong dàn nóng, dàn tản nhiệt đóng vai trò quan trọng. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển khí nóng từ trong phòng ra ngoài.
Người dùng nên chọn sản phẩm có dàn tản nhiệt Microchannel để vừa trao đổi nhiệt nhanh, vừa bền bỉ. Dàn tản nhiệt này có khả năng chống ăn mòn, mang đến hiệu quả làm lạnh ổn định trong thời gian dài.
Chọn điều hòa có máy nén Swing
Máy nén là “trái tim” của hệ thống lạnh với nhiệm vụ vận chuyển môi chất lạnh. Đây là bộ phận tiêu tốn điện năng nhất, chiếm đến 70-80%.
Công nghệ máy nén Swing được đánh giá là tối ưu cả công năng lẫn điện năng. Máy nén Swing chuyển động xoay tròn, giảm ma sát và độ rung, hạn chế rò rỉ môi chất làm lạnh. Điều này giúp tăng hiệu quả làm lạnh cũng như tiết kiệm điện.
Thiết lập nhiệt độ phù hợp
Đặt nhiệt độ phòng không chênh lệch nhiều với ngoài trời (tối đa 7 độ C) giúp tiết kiệm điện và tránh tình trạng sốc nhiệt. Mức nhiệt độ 25-27 độ C được đánh giá tối ưu với khí hậu Việt Nam.
Một số người có thói quen đặt chậu nước trong phòng điều hòa. Đây là cách tăng độ ẩm nhưng không giúp tiết kiệm điện. Nhiều mẫu máy điều hòa có chế độ cân bằng ẩm (như Hybrid Cooling của Daikin) để duy trì độ ẩm ở mức 55-65%, giúp bảo vệ sức khỏe người dùng.
Sử dụng chế độ tiết kiệm điện trên remote
Một số dòng điều hòa có chế độ tiết kiệm điện (Econo/Eco) bằng cách giới hạn mức tiêu thụ điện của máy. Chế độ ngủ (Sleep) cũng rất hữu dụng, vừa giúp máy chạy êm để người dùng yên giấc, vừa giúp tiết kiệm điện.
Sáng sớm khi trời dịu mát, người dùng có thể tắt điều hòa trước khi tỉnh giấc khoảng 1 tiếng để tận dụng hơi lạnh trong phòng. Hoặc, người dùng có thể hẹn giờ tắt tự động - vừa tiết kiệm điện lại không ảnh hưởng giấc ngủ.
Không bật/tắt điều hòa liên tục
Không ít người có thói quen tắt điều hòa khi thấy mát và bật lại khi thấy nóng. Tuy nhiên, hành vi này gây lãng phí điện năng bởi quá trình khởi động điều hòa rất tốn năng lượng.
Theo các chuyên gia, người dùng không cần tắt điều hòa nếu ra khỏi phòng ít hơn 30 phút. Hoặc người dùng có thể lựa chọn điều hòa tích hợp công nghệ tiên tiến “Mắt thần thông minh” của Daikin.
Đây là cảm biến nhiệt giúp phát hiện thân nhiệt của con người trong phòng, từ đó chủ động điều chỉnh chế độ làm lạnh phù hợp. Nếu không phát hiện chuyển động, điều hòa tự tăng thêm 2 độ C. Khi người dùng quay lại, máy tự động điều chỉnh về nhiệt độ ban đầu.
Xem chỉ số tiết kiệm điện trên tem năng lượng
Để minh bạch thông số máy, Bộ Công Thương yêu cầu nhà sản xuất dán nhãn năng lượng màu xanh, ghi rõ số sao năng lượng từ 1 đến 5 (trong đó mức 5 là tiết kiệm điện nhất). Nếu thiết bị đạt mức sao năng lượng như nhau, người mua có thể xem thêm chỉ số hiệu suất năng lượng (CSPF) trên tem. Chỉ số này càng cao thì máy càng tiết kiệm điện.
Đơn cử, điều hòa Daikin FTKZ25VVMV đạt mức năng lượng 5 sao và chỉ số CSPF lên đến 7,24. Đây là sản phẩm đạt giải “Thương hiệu điều hòa hiệu suất năng lượng cao” năm 2020-2021 của Bộ Công Thương và “Điều hòa xuất sắc” 3 năm liền (2019-2021) giải Tech Awards do độc giả và chuyên gia của trang tin uy tín bình chọn.
Vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên
Một chiếc điều hòa tốt đến đâu nhưng dùng thời gian dài vẫn cần bảo dưỡng để duy trì khả năng làm lạnh. Theo khuyến cáo của chuyên gia từ Daikin, vệ sinh lớp lọc bụi trên dàn lạnh 2 tuần/lần giúp tiết kiệm điện đến 15-20%. Sau 6 tháng, máy điều hòa nên được vệ sinh chuyên sâu, cả dàn nóng và dàn lạnh.
Bằng việc ứng dụng các công nghệ AI, nhà tuyển dụng có thể tìm thấy các ứng viên phù hợp với yêu cầu trong thời gian nhanh nhất, hạn chế cảm tính chủ quan.
Trong những năm gần đây, lãnh đạo địa phương có ý thức và chiến lược làm marketing địa phương một cách nghiêm túc, đây được coi như “phép màu” giúp địa phương phát triển bền vững.
Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này
Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...
Đăng nhập VIVINA
Đăng nhập VIVINA.NET để bước vào hành trình Chuyển đổi số cùng nhiều trải nghiệm CN 4.0 hấp dẫn.