Bắc Giang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh

Bắc Giang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh

25/11/2023 | Tác giả: Đinh Mười Lượt xem: 273


Tỉnh Bắc Giang đã có 255 sản phẩm OCOP, trong đó có 31 sản phẩm 4 sao, 224 sản phẩm 3 sao và 2 sản phẩm có tiềm năng 5 sao cấp quốc gia.

Bắc Giang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP thế mạnh
Bà Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Lục Ngạn.

Qua 5 năm triển khai chương trình OCOP, tính đến nay, tỉnh Bắc Giang đã có 255 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở  lên, trong đó có 31 sản phẩm đạt 4 sao, 224 sản phẩm 3 sao và 2 sản phẩm có tiềm năng 5 sao cấp quốc gia là sản phẩm “Vải thiều Lục Ngạn” và sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa Bản Ven, huyện Yên Thế.

Điều đáng mừng là trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, toàn bộ 10/10  huyện, thành phố đều có sản phẩm nông nghiệp được công nhận là sản phẩm OCOP, góp phần thiết thực vào xây dựng nông thôn mới. Huyện có nhiều sản phẩm nhất là Lục Ngạn với 40 sản phẩm, thấp nhất là huyện Sơn động với 7 sản phẩm.

Các sản phẩm được công nhận OCOP cơ bản mang tính đặc trưng, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, của các làng nghề, làng nghề truyền thống, như: Mỳ Chũ, Mỳ Châu Sơn, Rượu Vân, Bún Đa Mai, Gà đồi Yên Thế, Vải thiều Lục Ngạn, Vải sớm Phúc Hòa, Vú sữa Hợp Đức, Đông trùng hạ thảo… Các sản phẩm đều có đầy đủ  những minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.

Nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng như:  ISO 22000, HACCP,  VietGap, Global Gap,… Một số sản phẩm OCOP thế mạnh có khả năng đáp  ứng yêu cầu sản xuất lớn và đã có hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị hàng hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang.

Nhiều sản phẩm OCOP của Bắc Giang áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng như:  ISO 22000, HACCP,  VietGAP, GlobalGAP.

Sản phẩm được công nhận OCOP đã mở  rộng thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất, tăng hiệu quả  sản xuất  kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn, tác động tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, đồng thời nâng cao vị thế, vai trò của nông sản Bắc Giang trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ông Ngô Quốc Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết, chương trình OCOP  tại Bắc Giang đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

“Để thực hiện hiệu quả chương trình, huyện đã dành nguồn kinh phí nhất định hỗ trợ cho các chủ thể tham gia sản phẩm OCOP để kích cầu cũng như có sự kết nối tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP”, ông Hưng chia sẻ.

Theo Sở NN-PTNT Bắc Giang, để giúp các chủ thể sản xuất xây dựng, phát triển, hoàn thiện sản phẩm OCOP Sở NN-PTNT đã phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu trình UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt hỗ trợ phát triển sản phẩm cho 89 lượt chủ thể với hơn 100 sản phẩm. Nội dung hỗ trợ bao gồm kiểm nghiệm sản phẩm, bao bì, nhãn mác sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo hộ nhãn hiệu,...

Sản phẩm OCOP vải thiều Lục Ngạn.

Bên cạnh đó, công tác quảng bá xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được quan tâm. Giai đoạn 2019 - 2023 đã hỗ trợ cho trên 100 lượt HTX, doanh nghiệp với khoảng 350 lượt sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu đặc trưng tham gia hội chợ, triển lãm, diễn đàn, sự kiện kết nối cung cầu, trong đó có các sự kiện quy mô lớn do Bộ Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh, thành phố tổ chức. Qua đó đã quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP cũng như hình ảnh của tỉnh Bắc Giang tới khách hàng trong và ngoài nước

Việc phát triển sản phẩm OCOP chính là giải pháp để khơi dậy tiềm năng, lợi thế to lớn của các địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Do đó thời gian tới tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục dành sự quan tâm để khích lệ người dân khai thác các lợi thế của địa phương, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm OCOP, nhất là các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị  gia tăng cao và để bù đắp được một phần chi phí trong quá trình phát triển, hoàn thiện sản phẩm.

Để khuyến khích phát triển các sản phẩm OCOP, tỉnh Bắc Giang đang dự thảo mức hỗ trợ cho các chủ thể để triển khai chương trình. Theo đó, mỗi năm ngân sách sẽ bỗ trí khoảng 5,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp tỉnh khoảng 2,7 tỷ đồng hỗ trợ cho các sản phẩm 4 sao và 5 sao và ngân sách cấp huyện khoảng  2,7 tỷ đồng hỗ trợ cho sản phẩm 3 sao. Việc này được kỳ vọng sẽ là động lực khích lệ các chủ thể sản xuất khai thác các lợi thế của địa phương, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm OCOP có giá trị cao.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

https://nongnghiep.vn/bac-giang-tap-trung-phat-trien-cac-san-pham-ocop-the-manh-d369218.html


Chia sẻ trên

25/11/2023 | Tác giả: Quỳnh Viên

Tăng năng lực thích ứng cho nông dân

Không phải bây giờ mà nhiều năm rồi cứ hạn hán đến hay mùa lũ về, hoa màu mất trắng, nông dân lại trắng tay.

25/11/2023 | Tác giả: Nguyễn Thắng

Bắc Giang đứng đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế

Trong quý III, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Giang đạt hơn 14,5%, đứng đầu cả nước. Bắc Giang nổi lên trở thành ngôi sao về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

25/11/2023 | Tác giả: Triều Nam

Chuyển biến mới của sản phẩm OCOP

Chương trình phát triển sản phẩm OCOP đến nay đã có những bước đi đúng hướng, nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu mới.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...