Bán hàng online cũng lo bị lừa

Bán hàng online cũng lo bị lừa

06/04/2024 | Tác giả: Xuân Sang Lượt xem: 37


Không chỉ khách mua trực tuyến sợ bị lừa đảo, chọn phải hàng chất lượng kém, chủ shop trên sàn TMĐT cũng lo kẻ gian trục lợi bất chính từ chính sách nền tảng.

Bán hàng online cũng lo bị lừa
Người bán hàng trên các sàn TMĐT lo ngại mất hàng, lừa đảo. Ảnh: Vecteezy.

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) dần áp dụng chính sách hoàn tiền, không cần trả hàng với sản phẩm có giá trị thấp. Đây vốn là quy định mang lại lợi ích cho khách mua online, tinh gọn quy trình xử lý. Tuy nhiên, nó có nguy cơ bị biến tướng, khi một số người lợi dụng, trục lợi bất chính.

Kết hợp với điều khoản trả hàng miễn phí trong 15 ngày mới áp dụng, người bán hàng online trong nước bày tỏ sự lo lắng. Gần đây, nhà chức trách Trung Quốc đã phát giác các nhóm tội phạm có tổ chức, chuyên khai thác lỗ hổng chính sách của sàn TMĐT để chiếm đoạt sản phẩm.

Rủi ro cho nhiều phía
Từ 2022, Shopee áp dụng chính sách hoàn tiền không cần trả hàng. Danh mục sản phẩm, giá trị hàng hóa không được công bố cụ thể. Theo người bán, các món giá trị thấp hơn phí giao hàng hai đầu, sẽ tự động được áp dụng quy định này.

“Shopee thông báo tôi có một đơn hàng được áp dụng hoàn tiền, không cần trả hàng. Người mua chụp ảnh và cho biết cáp sạc bị vỡ. Nhưng cáp sạc điện thoại dẻo như thế làm sao mà vỡ được”, ông Nguyễn Thanh Tùng, người bán hàng trên Shopee với doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/tháng nói với Tri Thức - ZNews.

Trả hàng miễn phí, hoàn tiền không cần gửi lại hàng là các chính sách sàn mới áp dụng gần đây. Ảnh: Xuân Sang.

Kết hợp với chính sách hoàn hàng trong 15 ngày miễn phí mà sàn TMĐT áp dụng gần đây, người bán lo ngại các quy định sẽ bị lợi dụng, trục lợi bất chính.

Nền tảng vẫn có bộ quy định chi tiết về điều khoản áp dụng đổi trả, hoàn tiền. Đồng thời, sàn cũng là bên trung gian xử lý, đưa ra quyết định khi có tranh chấp.

Tuy nhiên theo người bán, xu hướng của nền tảng là ưu tiên khách hàng. Khi người mua đưa ra các bằng chứng về lỗi sản phẩm, yêu cầu thường được nhân viên của sàn thông qua, chấp nhận hoàn tiền nhanh chóng. Trong khi đó, phía chủ shop phải cung cấp video đóng hàng, đầy đủ chi tiết. Trong một số trường hợp tranh chấp, người bán khó chứng minh vấn đề như sản phẩm trả về có mùi lạ.

Đồng thời khi thay đổi chính sách, phía sàn cũng chịu rủi ro để nâng cấp chất lượng dịch vụ. Ví dụ, việc trả hàng khi “đổi ý” trong 15 ngày đầu, bên thanh toán chi phí vận chuyển là nền tảng. Ngoài ra, khoản tiền bồi hoàn cho người dùng cũng phải do sàn đối ứng, khi shop có thể nhận tiền từ ngày thứ 4 sau khi giao xong.

Đủ kiểu gian lận
Hình thức mua hàng online vốn có những rủi ro đặc thù cho người mua hàng. Tuy nhiên khi áp dụng thêm nhiều quy định mới, phần thiệt hại có thể bị hướng phía chủ shop. Từ sau khi được áp dụng, trên mạng xã hội có các hội nhóm chia sẻ cách thức thu lợi bất chính từ việc đổi trả hàng mua online.

Không riêng thị trường Việt Nam, vấn nạn lạm dụng chính sách hoàn tiền đang lan rộng tại Trung Quốc. Trả lời QQ, một người bán hàng quần áo online cho biết nhận phải hàng chục đơn đòi hoàn tiền trong thời gian ngắn. Sản phẩm có giá trung bình 500 tệ (1,7 triệu đồng). Lý do đòi quyền lợi chủ yếu là sản phẩm không giống ảnh, lỗi vận chuyển…

Tài khoản kêu gọi người tham gia lợi dụng chính sách để "bom hàng" Shopee.

Chủ shop nói trên cho biết lợi nhuận từ nhóm ngành hàng này không cao. Những đơn hàng trên vừa tốn tiền vận chuyển, lại mất thêm cả hàng hóa, tạo ra áp lực về chi phí vận hành.

Một người bán khác trên JD.com cho biết nhận phải 1% (tương đương 100 đơn hàng) đòi hoàn tiền mỗi tháng. Con số này khiến chủ shop chịu thiệt hại về lâu dài. Một số người dùng còn nhắn tin công khai, đòi lấy hàng mà không trả tiền qua chính sách của sàn. “Tôi là sinh viên, tôi có thể lấy miễn phí không”, một khách hàng để lại tin nhắn.

Không chỉ hoạt động riêng lẻ, có những nhóm trên mạng xã hội nước này, được lập ra để chia sẻ những shop dễ bị giao trễ, sản phẩm được chấp nhận hoàn tiền không trả lại, nhằm trục lợi bất chính.

Cụ thể, Taobao, TMall có chính sách bồi thường cho đơn hàng giao chậm. Kẻ gian tìm kiếm các tài khoản người bán không hoạt động trong thời gian dài để đặt hàng, đòi đền bù. Sau đó, chúng chia sẻ tài khoản này cho nhiều người cùng đặt để ăn chia hoa hồng.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Theo Tạp chí trí thức

https://znews.vn/ban-hang-online-cung-lo-bi-lua-post1467380.html

 
 

Chia sẻ trên

05/04/2024 | Tác giả: Viễn Thông

Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng mạnh

Ba tháng đầu năm, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao đạt 4,4 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

06/04/2024 | Tác giả: Thanh Nam

Nhiều TikToker 'triệu view' quảng cáo cờ bạc online

Nhiều TikToker "triệu view" đã có những hành động quảng cáo cờ bạc online. Điều này gây bức xúc trong dư luận.

05/04/2024 | Tác giả: Minh Sơn

Vingroup góp vốn vào hãng taxi điện

Vingroup dự định góp không quá 5% vốn điều lệ vào GSM - công ty taxi điện do ông Phạm Nhật Vượng thành lập và là đối tác mua xe chính của VinFast.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...