Bắt giam Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Thái Bình Nguyễn Xuân Dương
27/06/2024 | Tác giả: Hải Bình Lượt xem: 149
Đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, năng lượng của vùng Đồng bằng sông Hồng, Thái Bình sẽ khuyến khích đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh và có thể tạo đột phá cho sự phát triển của Tỉnh như: năng lượng; cơ khí chế biến, chế tạo; công nghiệp công nghệ cao; điện - điện tử; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu của Quy hoạch là đến năm 2030 Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng; có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đến năm 2050 Thái Bình là tỉnh phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư đồng bộ, hiện đại, kết nối liên vùng.
Thái Bình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao; tham gia sâu, toàn diện vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; phát huy các tiềm năng, thế mạnh để đưa Thái Bình trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, năng lượng của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Khuyến khích đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh và có thể tạo đột phá của Tỉnh như: năng lượng; cơ khí chế biến, chế tạo; công nghiệp công nghệ cao; điện - điện tử; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản… Tiếp tục duy trì các ngành công nghiệp nhẹ tạo nhiều việc làm, đảm bảo an sinh xã hội như dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp...
Tập trung nghiên cứu phát triển điện gió, điện khí để tạo nguồn điện sạch và cân bằng lượng phát thải. Nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến condensate, chuẩn bị mọi điều kiện để xây dựng và đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình. Ổn định vận hành có hiệu quả 2 nhà máy nhiệt điện hiện có, song song với việc tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế nhiên liệu than.
Nông nghiệp vẫn được xác định là trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế của Tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thái Bình hướng tới trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng.
Tập trung phát triển, hiện đại hóa sản xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất nông sản của Tỉnh. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm nông sản của Tỉnh; tạo mối liên kết ngành và liên kết vùng để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao...
Theo báo Đấu thầu
https://baodauthau.vn/dua-thai-binh-tro-thanh-trung-tam-cong-nghiep-nang-luong-cua-dong-bang-song-hong-post148643.html#:~:text=Khoa%20h%E1%BB%8Dc%2C%20c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%2C%20%C4%91%E1%BB%95i%20m%E1%BB%9Bi%20s%C3%A1ng%20t%E1%BA%A1o%2C,v%C3%A0%20m%C3
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng Xu, tác giả sẽ thêm động lực chia sẻ nhiều nội dung bài khác hay hơn nữa, cảm ơn bạn