Cẩn trọng tái đàn trước dịch tả lợn châu Phi

Cẩn trọng tái đàn trước dịch tả lợn châu Phi

04/06/2024 | Tác giả: Lưu Nhung Lượt xem: 101


Thời gian gần đây, giá lợn hơi liên tục tăng cao giúp người chăn nuôi lãi lớn. Tuy nhiên, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái phát và đang diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước hiện nay, đòi hỏi công tác tái đàn tại các hộ, trang trại nuôi lợn trên địa bàn tỉnh cần hết sức thận trọng để phòng, chống dịch bệnh phát sinh và lây lan, giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế, đưa chăn nuôi lợn phát triển ổn định.

Cẩn trọng tái đàn trước dịch tả lợn châu Phi
Công tác vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc chuồng trại chăn nuôi đợt I/2024 đang được thực hiện đồng loạt tại các địa phương trong tỉnh.

Gần 2 tháng nay, DTLCP đã tái phát trở lại tại một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn..; số lượng lợn buộc tiêu hủy rất lớn.

Nguyên nhân khiến các ổ bệnh DTLCP tái phát tăng nhanh và lây lan trên diện rộng là do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển; người chăn nuôi lợn chưa thực hiện tốt các quy trình về chăn nuôi an toàn sinh học.

Theo các chuyên gia, sở dĩ DTLCP liên tục tái phát trở lại và diễn biến dai dẳng trên đàn lợn là do loại vi rút này có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong môi trường trong khi hoạt động chăn nuôi chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, manh mún, mật độ nuôi cao; quá trình vận chuyển, giết mổ, chế biến lợn, sản phẩm từ lợn tại hầu hết các địa phương vẫn chưa thực sự được kiểm soát chặt chẽ.

Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân.

Công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi đợt I/2024 được triển khai từ ngày 15/5. Dự kiến trong đợt I sẽ tiến hành tiêm phòng vắc xin tai xanh cho gần 47 nghìn lượt con lợn nái, lợn đực giống; vắc xin dịch tả lợn nhược độc gần 26 nghìn con lợn...; đồng thời, phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi tại hơn 102 nghìn hộ.

Để triển khai tốt công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, các địa phương đã xây dựng kế hoạch; thành lập tổ công tác trực tiếp xuống cơ sở chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để người chăn nuôi phối hợp thực hiện hiệu quả.

Thực tế, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cao từ giữa tháng 4 đến nay. Giá lợn hơi được các thương lái thu mua ở mức từ 68 - 70 nghìn đồng/kg, giúp người chăn nuôi thu lãi lớn và đang tăng nhanh đàn, mở rộng quy mô.

Nhờ đó, quy mô đàn lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong tháng 5/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước, tổng đàn lợn tăng 1,26%, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 6,41%.

Cũng bởi giá tăng cao do nguồn cung trên thị trường hạn chế, hiện nay, nhu cầu tái đàn lợn trong các hộ chăn nuôi là rất lớn khiến nguy cơ DTLCP phát sinh và lây lan rất cao do đặc điểm quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phần lớn nằm trong khu dân cư kết hợp với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp làm cho mầm bệnh dễ phát triển.

Theo kỹ sư Nguyễn Hiệp Khôi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh: Để chủ động phòng, chống DTLCP phát sinh trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi cần tiếp tục áp dụng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; mua con giống tại các cơ sở uy tín, chất lượng, an toàn dịch bệnh; vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại thường xuyên; đảm bảo thức ăn, nước uống sạch sẽ; hạn chế tối đa người ra vào khu vực chăn nuôi; tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y và thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y khi lợn có biểu hiện ốm, chết để xác định nguyên nhân, xử lý kịp thời, không để bùng phát dịch.

Để duy trì phát triển đàn lợn, đảm bảo chăn nuôi luôn có lãi, cần liên kết với các doanh nghiệp chăn nuôi, ổn định đầu ra và giá bán sản phẩm.

Trước những khuyến cáo của ngành chức năng, hiện nay, công tác phòng dịch được nhiều hộ, chủ trang trại nuôi lợn ở các địa phương quan tâm, chú trọng.

Không chỉ tiến hành rắc vôi bột, phun khử trùng tiêu độc toàn bộ khu vực chuồng nuôi và xung quanh trang trại trước khi tái đàn 200 con lợn vào tháng 4 vừa qua, gia đình chị Chu Thị Hồng, xã Chấn Hưng (Vĩnh Tường) còn hạn chế tối đa người ra vào trang trại, yêu cầu toàn bộ công nhân khi ra, vào khu vực chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng ủng vào hố khử trùng... Theo chị Hồng, có như vậy, mới hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh dịch bệnh, giúp người nuôi lợn yên tâm duy trì và mở rộng quy mô sản xuất.

Theo Báo Vĩnh Phúc

https://baovinhphuc.com.vn/Multimedia/Images/Id/111812/Can-trong-tai-dan-truoc-dich-ta-lon-chau-Phi


Chia sẻ trên

04/06/2024 | Tác giả: Hải Nam

Hỗ trợ thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Công ty Điện lực Vĩnh Phúc vừa tổ chức lễ xuất quân hỗ trợ thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

04/06/2024 | Tác giả: Hương Hoài

Bố trí 20 điểm cân để 10.000 tấn vải chín sớm được tiêu thụ

Lãnh đạo xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất để hơn 10.000 tấn vải trên địa bàn sớm được tiêu thụ, giúp bà con nâng cao thu nhập.

04/06/2024 | Tác giả: Dương Chung

Vụ nợ 1.000 sổ đỏ: Khách lo lắng, đặt câu hỏi về văn bản của tỉnh

Liên quan vụ khoảng 1.000 người mua đất tại các dự án trên địa bàn thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), khách hàng yêu cầu cần làm rõ trách nhiệm của tỉnh khi ký Quyết định số 2450.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...