Đẩy mạnh công tác dân số và phát triển trong tình hình mới

Đẩy mạnh công tác dân số và phát triển trong tình hình mới

22/07/2024 | Tác giả: Minh Hòa Lượt xem: 52


Chi cục trưởng Chi cục Dân số (DS) Đỗ Thị Chính cho biết: Mục tiêu công tác DS của tỉnh đến năm 2030 là giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng DS và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đạt và duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa DS; phân bố DS hợp lý; nâng cao chất lượng DS, góp phần phát triển tỉn

Đẩy mạnh công tác dân số và phát triển trong tình hình mới

Theo báo cáo của Chi cục DS, DS trung bình của tỉnh năm 2016 là 524.235 người, đến năm 2019 tăng lên 530.341 người và năm 2023 là 547.857 người. Tỷ lệ tăng DS tự nhiên năm 2016 là 0,74%, đến năm 2019 là 0,88%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, năm 2023 là 0,83%. Tổng tỷ suất sinh (số con/phụ nữ) năm 2016 là 2,46, năm 2019 giảm xuống 2,41 và năm 2023 giảm còn 2,32 con/phụ nữ. Tỷ số giới tính khi sinh có xu hướng gia tăng, năm 2015 là 109 trẻ trai/100 bé gái sinh sống, đến năm 2019 là 113,1 và năm 2023 giảm xuống 112 trẻ trai/100 trẻ gái sinh sống. Tuổi thọ bình quân của DS đã được cải thiện và tăng nhanh: Từ 70,3 tuổi năm 2016 tăng lên 70,6 tuổi năm 2019 và tăng lên 71,9 năm 2023.

Có thể thấy, ng tác DS của tỉnh đạt được một số thành tựu về giảm sinh song chưa bền vững, mức sinh còn khác biệt giữa các vùng, địa phương. Theo kết quả tổng điều tra DS và nhà ở năm 2019, mức sinh giữa các huyện, thành phố có sự chênh lệch. Cao Bằng là một trong 33 tỉnh, Thành phố thuộc vùng mức sinh cao. Nhiều năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh có xu hướng tăng và biến động phức tạp nếu không có giải pháp can thiệp. Cao Bằng thuộc nhóm có tỉ số giới tính khi sinh từ 109 - 112 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống.

ng tác xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ DS còn nhiều bất cập, hạn chế như: dịch vụ về DS chưa thực sự là nhu cầu ưu tiên của người dân; các cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ về DS chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ… ng tác truyền thông, giáo dục về DS hiệu quả chưa cao. Nội dung truyền thông và cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ). Bên cạnh đó, sự tác động của một số chính sách an sinh xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến việc tuyên truyền nhân dân thực hiện tốt chính sách DS (sinh hai con), đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2023 chiếm 24,71%. Các hoạt động nâng cao chất lượng DS còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, khám sức khỏe trước khi kết hôn còn thấp… Tổ chức bộ máy thiếu ổn định, nhân lực làm ng tác DS cấp tỉnh, huyện và Thành phố chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, còn thiếu, yếu. Sự biến động của đội ngũ cán bộ làm ng tác DS tuyến cơ sở và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm ng tác DS ở cấp cơ sở còn thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả ng việc. Nội dung về ng tác DS chưa được chú trọng đúng mức trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, do vậy sự đầu tư cho ng tác DS còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Chi cục trưởng Chi cục DS Đỗ Thị Chính cho rằng: Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức, hành vi của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong ng tác DS-KHHGĐ. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo ng tác DS các cấp; sự phối hợp của các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội đối với ng tác DS, trong đó đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong thực hiện chủ trương, chính sách về ng tác DS, nhất là sinh 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Tập trung đẩy mạnh ng tác thông tin, tuyên truyền về ng tác DS và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về DS, trong đó chỉ đạo lồng ghép các yếu tố DS vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tập trung rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách đầu tư phát triển lĩnh vực DS phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. 

Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi được các ban, ngành, đoàn thể tổ chức bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo sức lan tỏa sâu rộng.

Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ DS, nâng cao hiệu quả hoạt động và đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ đưa dịch vụ tới tận người sử dụng. Đảm bảo các nhóm DS đặc thù được bình đẳng về cơ hội tham gia, thụ hưởng dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ DS. Bảo đảm nguồn lực cho ng tác DS, trong đó cân đối đủ ngân sách đầu tư cho các nội dung ng tác DS và phát triển do ngân sách Trung ương và địa phương bảo đảm.

Đẩy mạnh thực hiện hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo sức lan tỏa sâu rộng, toàn diện và hiệu quả. Duy trì thường xuyên hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách DS thông qua đội ngũ cán bộ DS cơ sở, tùy theo từng địa bàn, tiếp tục vận động nhân dân thực hiện “Dừng lại ở 2 con và nuôi dạy con tốt”, “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con và nuôi dạy con tốt”. Thực hiện thăm hộ, tư vấn, tuyên truyền tại gia đình; tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh, tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc đưa vào tiết học giáo dục ng dân tại các trường THPT... về các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, các biện pháp tránh thai, ng tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và già hóa DS, chính sách DS, ng tác DS trong tình hình mới... Tăng cường hiệu quả ng tác truyền thông các nội dung về DS và phát triển thông qua các loại hình truyền thông hiện đại.

Chú trọng các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân; chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng; sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên được mở rộng triển khai tới các huyện, Thành phố…

Nâng cao chất lượng DS trong tình hình mới đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức, rất cần sự chung tay, đồng lòng, đồng thuận của các cấp, ngành và toàn xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng DS cả thể chất, trí tuệ, tinh thần, bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Theo Báo Cao Bằng

https://baocaobang.vn/day-manh-cong-tac-dan-so-va-phat-trien-trong-tinh-hinh-moi-3170539.html


Chia sẻ trên

22/07/2024 | Tác giả: M.A

Nhóm Thiện Hữu Hà Nội tặng phòng máy vi tính cho Hội Người mù tỉnh

Ngày 15/7, nhóm Thiện Hữu Hà Nội tổ chức trao tặng phòng máy vi tính cho Hội Người mù tỉnh.

22/07/2024 | Tác giả: K.T

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác dân số và phát triển cho 200 đại biểu

Ngày 10/7, Chi cục Dân số tỉnh phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và cung ứng dịch vụ dân số, Cục Dân số tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác dân số và phát triển (DS&PT) cho 200 cán bộ, viên chức làm công tác dân số tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế.

22/07/2024 | Tác giả: Xuân Lam

Tự Do đầu tư nuôi trâu vỗ béo

Từ những con trâu gầy trơ xương chỉ sau vài tháng chăm sóc đã đem lại doanh thu hàng chục triệu đồng/con. Đây là cách làm những năm gần đây được nhiều hộ chăn nuôi ở xã Tự Do (Quảng Hòa) áp dụng và đạt hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...