Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

25/09/2023 | Tác giả: Thiên Lý Lượt xem: 154


Theo Quyết định số 3210 của tỉnh Bình Dương, gần 3.000 nhà máy, xưởng sản xuất nằm rải rác trong các khu dân cư sẽ di dời đến các cụm, khu công nghiệp ở phía Bắc để tránh ô nhiễm, tạo cảnh quan đô thị. Thời hạn di dời đã rất gần, thế nhưng Bình Dương vẫn chưa có tiêu chí, chính sách hỗ trợ rõ ràng khiến doanh nghiệp lo lắng.

Doanh nghiệp Bình Dương bộn bề lo lắng khi hạn di dời “sát nút”

Nỗi lo kép của doanh nghiệp

Gốm sứ là nghề truyền thống của tỉnh Bình Dương và từng chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nước. Thế nhưng, những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch COVID-19 rồi đến chiến tranh, lạm phát nên các doanh nghiệp gốm sứ ở Bình Dương gần như “kiệt sức”. Trong khi đang loay hoay tìm hướng phục hồi thì các doanh nghiệp lại phải lo lắng vì lộ trình di dời nhà máy vào các khu, cụm công nghiệp ở phía Bắc đã cận kề.

Ông Vương Siêu Tín, Phó Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ tỉnh Bình Dương cho biết, doanh nghiệp gốm sứ đang thấp thỏm không yên vì tỉnh vẫn chưa có tiêu chí rõ ràng.

Bình Dương nhiều nhà xưởng đan xen trong khu dân cư (Ảnh: ĐC)

Theo ông Tín: “Doanh nghiệp gốm sứ đã di dời 1 lần vào năm 2000 và đã “rơi rụng” rất nhiều. Nay tiếp tục mà không được hỗ trợ, không rõ ràng và giá thuê đất ở các cụm công nghiệp theo giá thị trường thì họ sẽ không đủ điều kiện di dời. Lên một địa điểm mới phải để doanh nghiệp ổn định sản xuất đạt 70-80% chỗ cũ thì ở nhà xưởng cũ mới ngưng hẳn”.

Bên cạnh chi phí di dời khá lớn thì vấn đề lao động để ổn định sản xuất ở nơi mới cũng cũng khiến các doanh nghiệp trăn trở. Theo các doanh nghiệp, hiện nay, công nhân đã ổn định nơi ăn, chốn ở, môi trường học tập cho con em nên không dễ gì họ rời đi theo nhà máy. 

Bà Phạm Thị Xuân Trang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương dẫn chứng, trước đây, có một vài doanh nghiệp trong Hiệp hội muốn sản xuất ổn định nên đã chủ động mua đất, di dời lên phía Bắc. Lúc đó, rất ít lao động đi theo nên họ gặp nhiều khó khăn mới tuyển đủ số lượng. Nay, cả ngàn doanh nghiệp di dời một lúc thì liệu có đủ lao động cung ứng cho doanh nghiệp. 

 Bà Trang đề xuất, để công nhân theo nhà máy bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp thì tỉnh cần sớm đầu tư hạ tầng, cơ sở đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đặc biệt là vấn đề nhà ở xã hội, trường học, thiết chế văn hóa...

Ông Vương Siêu Tín lo lắng, đợt di dời lần 2 này nếu không có chính sách hỗ trợ phù hợp thì các doanh nghiệp gốm sứ sẽ "rơi rụng" (Ảnh: TL).

“Nếu có nhà, có trường học và có những những chính sách nhà ở xã hội thì công nhân sẽ di dời lên. Nhất là các bạn trẻ phải có thiết chế phục vụ đời sống tinh thần, khi các bạn ở TP. Thuận An, TP. Dĩ An rất đông vui giờ di dời lên phía Bắc xa trung tâm thì nhiều người ngại” - ba Trang cho biết thêm.

Tỉnh đang tính toán

Theo Quyết định số 3210 của UBND tỉnh Bình Dương thì các doanh nghiệp ở TP.Thuận An sẽ di dời từ tháng 1/2024, hoàn thành vào tháng 12/2028; TP. Dĩ An di dời từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2030; TP.Thủ Dầu Một di dời từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2030; TP.Tân Uyên di dời từ tháng 1/2024 đến 12/2029 và thị xã Bến Cát di dời từ tháng 1/2024 đến 12/2030.

Qua thống kê của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương sẽ có gần 3.000 nhà máy, xưởng sản xuất nằm xem kẽ trong các khu dân cư và thuộc diện phải di dời. Trong đó, chủ yếu tập trung ở TP. Thuận An, TP. Dĩ An, TP.Tân Uyên với các ngành nghề phổ biến là sản xuất sắt thép phế liệu, cơ khí, hóa chất, da giày…

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay, sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng bộ tiêu chí để chấm điểm doanh nghiệp đủ điều kiện ở lại, doanh nghiệp bắt buộc phải di dời. Bộ tiêu chí này được lấy ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để tạo sự đồng thuận.

Nỗi lo nhất của doanh nghiệp khi di dời là công nhân không theo nhà máy (Ảnh: TL)

Theo ông Toàn: "Sở cũng đang xây dựng 12 chính sách hỗ trợ để thông qua Ban chỉ đạo di dời, trong đó có vấn đề về lao động, chi phí hỗ trợ di dời nhà xưởng, giá thuê đất, tín dụng… Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, cũng như các tiêu chí thật rõ ràng và quyết tâm thực hiện để xây dựng Bình Dương văn minh, hiện đại”.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, việc di dời không chỉ tránh gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, cháy, nổ trong khu dân cư mà còn góp phần thực hiện điều chỉnh quy hoạch và chỉnh trang đô thị của tỉnh theo hướng đô thị văn minh, thông minh, hiện đại. Cụ thể, sau khi các doanh nghiệp dời đi thì có khoảng 1.800 ha đất nhà xưởng sẽ được chuyển đổi công năng thành nhà ở xã hội, kinh doanh dịch vụ để phục vụ đời sống của người dân. Đây cũng là định hướng phát triển của tỉnh "biến" các địa phương phía Nam thành trung tâm thương mại, dịch vụ.

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, lãnh đạo tỉnh đang chỉ đạo các sở ngành có liên quan sớm đưa ra bộ tiêu chí và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp di dời. Tỉnh cũng đang xin chủ trương mở rộng các khu, cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu di dời của doanh nghiệp.

“Hiện nay chúng ta đang chuẩn bị các khu, cụm công nghiệp phía Bắc và xác định khu nào dành cho di dời và sẽ có những chính sách ưu đãi để họ di chuyển, kèm theo đó là hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông thuận lợi. Đồng thời chú trọng vấn đề quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính để nhà đầu tư kế thừa quỹ đất phía Nam theo quy hoạch. Đây là hai vấn đề then chốt để thực hiện thành công công tác di dời” - ông Minh chia sẻ.

Việc di dời là kế hoạch lớn của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, nếu thực hiện không hiệu quả và không tính toán kỹ sẽ khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào khó khăn, dẫn đến nguy cơ phá sản. Từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ tiêu phát triển của của một tỉnh công nghiệp.

Theo báo VOV

https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep-binh-duong-bon-be-lo-lang-khi-han-di-doi-sat-nut-post1047984.vov


Chia sẻ trên

24/09/2023 | Tác giả: Vy Vy

Tăng cường kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Hàn Quốc

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc (KBIZ) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh nhằm thúc đẩy kết nối doanh nghiệp giữa hai bên, hỗ trợ tìm kiếm và mở rộng thị trường…

23/09/2023 | Tác giả: Ngọc Minh

Gần 650 ha sầu riêng tại Đắk Nông đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch

Theo Chi cục Phát triển Nông nghiệp Đắk Nông, hiện tỉnh đã được cấp 25 mã số vùng trồng sầu riêng với tổng diện tích gần 650 ha. Niên vụ 2023, các doanh nghiệp, hợp tác xã của Đắk Nông đã xuất khẩu chính ngạch gần 1.200 tấn quả sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc và khoảng 300 tấn cơm sầu riêng sang thị trường Thái Lan.

25/09/2023 | Tác giả: Xuân Ngọc

Đà Lạt sắp mở rộng diện tích gấp 4 lần

Diện tích của Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng sẽ thay đổi, từ 393 km2 lên hơn 1.700 km2, sau khi sáp nhập huyện Lạc Dương.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...