Đồng hành cùng bà con nông dân

Đồng hành cùng bà con nông dân

26/07/2024 | Tác giả: Biện Luân Lượt xem: 40


Định hướng chủ trương, ban hành chính sách, hỗ trợ nguồn vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, liên kết chuỗi giá trị, kết nối tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu... Đây là những hành động cụ thể của huyện Vị Xuyên để đồng hành, hỗ trợ người nông dân, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị thu hoạch trên diện tích đất canh tác hàng năm.

Đồng hành cùng bà con nông dân

Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và cụ thể hóa Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị, huyện Vị Xuyên liên kết với ng ty TNHH xuất, nhập khẩu nông sản T9 (Hà Nội), ng ty Thuận Gia Thành (Tuyên Quang) gieo trồng trên 37 ha ớt tại 9 xã, trong đó các ng ty hỗ trợ người dân vay trả chậm 50% giá giống, phủ nilon và phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Trong năm đầu tiên thực hiện liên kết, thời tiết thuận lợi, cây ớt sinh trưởng và phát triển tốt, quả to đảm bảo chất lượng, thời gian thu hoạch kéo dài, ng ty thu mua tại ruộng với giá từ 13 - 17 nghìn đồng/1kg, sản lượng đạt 20 tấn/1ha. Từ đầu năm đến nay đã thu hoạch được trên 90 tấn, doanh thu đạt trên 1,27 tỷ đồng, người dân phấn khởi được mùa, được giá. Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Vị Xuyên, việc liên kết với các ng ty đưa cây ớt vào trồng là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác hàng năm, giúp người dân nâng cao thu nhập. Với hiệu quả ban đầu, huyện sẽ đánh giá cụ thể và mở rộng diện tích trồng, hỗ trợ, hướng dẫn người dân tham gia thực hiện trong thời gian tới.

Người dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) phấn khởi thu hoạch ớt.

Cùng với cây ớt, năm nay, bà con xã Tùng Bá, Phương Tiến cũng phấn khởi được mùa dưa chuột khi liên kết với HTX An Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trồng và tiêu thụ sản phẩm. Trên 60 hộ dân của 2 xã trồng được trên 6 ha dưa chuột, thu hoạch trên 48 tấn, giá thu mua bình quân 8.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch đạt trên 960 triệu đồng, đạt trên 162 triệu đồng/ha/vụ. Cây dưa chuột được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật đã khẳng định sự phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương và cho năng suất cao. Dưa chuột được mùa, được giá, được HTX đầu tư giống, phân bón theo hình thức đầu tư có thu hồi, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia chuỗi liên kết, thu mua tận nơi, thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa nên được người dân phấn khởi thực hiện.

Cùng với đó, huyện Vị Xuyên tập trung đầu tư, thúc đẩy phát triển cây chè Shan tuyết cổ thụ. Đến nay, toàn huyện duy trì diện tích chè Shan tuyết trên 2.743 ha, năng suất đạt 30,5 tạ/ha. Trong 6 tháng đầu năm, đã thu hoạch được trên 3.680 tấn chè búp tươi; có 10 doanh nghiệp, HTX tham gia sản xuất, chế biến và liên kết với người dân để thu mua sản phẩm chè. HTX Nông nghiệp Hà Trúc liên kết với người dân chăn nuôi Bò vàng tại xã Tùng Bá với quy mô 130 con/13 hộ. Nhiều dự án, tiểu dự án lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia được triển khai quyết liệt, hỗ trợ người dân về khoán bảo vệ rừng, sản xuất cộng đồng, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, tạo sinh kế.

Để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nhiều phương án phát triển nông nghiệp hàng hóa phù hợp với tiềm năng của từng địa phương được triển khai hiệu quả như: Phát triển nuôi các loài cá đặc sản trên địa bàn xã Minh Tân; nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Linh; nhân rộng lúa J02 tại Linh Hồ, Đạo Đức, Ngọc Linh; liên kết với ng ty Thủy Vĩnh Bảo trồng mía tại xã Phong Quang; nuôi cá Lăng chấm trong lồng trên sông, hồ chứa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch sinh thái tại xã Thuận Hòa; trồng cây chanh tại xã Phú Linh; trồng nếp Lào Mu tại xã Thuận Hòa. Huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân giúp nông dân nắm vững kiến thức, kỹ năng khi canh tác trên đồng ruộng để mang lại giá trị sản phẩm cao nhất.

Với người nông dân, “bài toán” nan giải nhất là được mùa, mất giá, không có vốn đầu tư và không tìm được đầu ra cho sản phẩm. Việc tập trung đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị chính là giải pháp quan trọng để giải quyết những khó khăn đó, đồng thời tạo ra những giá trị mới trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân nâng cao thu nhập trên chính thửa ruộng của mình, hướng đến mục tiêu nâng giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân/ha đất trồng cây hàng năm đạt 81 triệu đồng trong năm 2024.

Theo Báo Hà Giang

https://baohagiang.vn/kinh-te/202407/dong-hanh-cung-ba-con-nong-dan-b7e55d7/


Chia sẻ trên

26/07/2024 | Tác giả: Lương Minh Hằng

Giải pháp nâng cao hiệu quả cải tạo vườn tạp ở Bắc Quang

Nhằm thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Cải tạo vườn tạp, phát triến kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025”, huyện Bắc Quang đã chỉ đạo các xã, thị trấn, trên cơ sở mục tiêu nghị quyết và căn cứ vào đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng để xây dựng kế hoạch cụ thể hóa, lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp nhằm đem lại thu nhập ổn định cho người dân theo hướng bền vững.

26/07/2024 | Tác giả: TRẦN KẾ

Mặt trận Tổ quốc xã Pải Lủng cùng người dân phát triển kinh tế

Pải Lủng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc. Phần lớn diện tích tự nhiên của xã là núi đá, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trước thực tế trên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã đã phát huy vai trò, trách nhiệm, cùng cấp ủy, chính quyền xã chung tay thực hiện công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

26/07/2024 | Tác giả: Như Nguyệt

Nguồn vốn đồng hành phát triển kinh tế vườn rừng

Bắc Mê là một trong những huyện có diện tích rừng lớn nhất trong tỉnh, lên đến gần 53.700 ha, trong đó, riêng rừng sản xuất là 25.500 ha. Rừng không chỉ là “lá phổi xanh” điều hoà khí hậu mà còn là nguồn thu nhập cho người dân. Bên cạnh sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) chi nhánh huyện Bắc Mê đã góp phần bảo vệ và phát triển rừng thông qua hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn rừng.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...