Đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển

Đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển

22/11/2023 | Tác giả: Nguyễn Tuấn Lượt xem: 206


Xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước.

Đưa nước ta trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức “Hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và định hướng phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới”.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu

Ngày 30/01/2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Nghị quyết 36-NQ/TW xác định mục tiêu tập trung phát triển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nghệ sinh học (CNSH) phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về công nghệ sinh học, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Đồng thời, xây dựng ngành công nghiệp sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước.

Để đưa CNSH trở thành ngành mũi nhọn theo định hướng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, Bộ KH&CN đã được giao xây dựng và đã được Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 về “Phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới” với mục tiêu tập trung phát triển, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia có nền CNSH phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về CNSH, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Xây dựng ngành CNSH thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, đóng góp tích cực vào GDP cả nước.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2030 nền CNSH nước ta đạt trình độ tiên tiến thế giới trên một số lĩnh vực quan trọng, là một trong 10 quốc gia hàng đầu Châu Á về sản xuất và dịch vụ thông minh CNSH; được ứng dụng rộng rãi trong các ngành, lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Xây dựng nền CNSH có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở vật chất, tài chính đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH. Doanh nghiệp CNSH tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm CNSH nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Quang cảnh hội nghị triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW và định hướng phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực y, dược, công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới

Tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam là quốc gia có nền CNSH phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo về CNSH thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á. Công nghiệp sinh học đóng góp 10 - 15% vào GDP.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, sau khi Nghị quyết được ban hành, Bộ KH&CN đã dự thảo và trình Chính phủ Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW, dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành các Nghị quyết của Tỉnh ủy tổ chức triển khai với nhiều mục tiêu rất cụ thể, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, Nghị quyết 36-NQ/TW có vai trò đặc biệt quan trọng, xác định chủ trương của Đảng đối với 1 trong các lĩnh vực KH&CN đóng góp lớn tiềm lực KH&CN quốc gia. Thời gian qua, Bộ KH&CN đã tập trung, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình KH&CN cấp quốc gia đến năm 2030 có nội dung liên quan đến CNSH, trong đó, trọng tâm là 3 chương trình quốc gia: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển ngành công nghệ tiên tiến trong y tế và phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe; Mã số: KC.10/2021-2030”; “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển ngành công nghệ tiên tiến phục vụ công nghiệp hoá dược và dược phẩm; Mã số: KC.11/2021-2030” và “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học; Mã số: KC.12/2021-2030”.

“Tôi tin tưởng rằng, hội nghị cơ hội rất tốt để các đơn vị quản lý nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia, chính quyền địa phương thảo luận về các hướng ứng dụng CNSH trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, các Ban chủ nhiệm chương trình không chỉ tổ chức triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, mà còn chủ động phát hiện các tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai các quy định về quản lý các nhiệm vụ KH&CN… tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết thêm.

Ông Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế phát biểu

Ông Lê Anh Phương – Giám đốc Đại học Huế cho biết, hội nghị là cơ hội lớn để các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên của Đại học Huế đặc biệt các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học có điều kiện tiếp cận thông tin, hợp tác, trao đổi, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm với các cơ quan quản lý, các đại học, trường đại học, viện nghiên cứu, địa phương, doanh nghiệp và các giáo sư đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan.

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu được phổ biến Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới; định hướng nghiên cứu y sinh và phát triển KH&CN lĩnh vực y tế; chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 - Thời cơ và thách thức phát triển ngành dược Việt Nam; định hướng nghiên cứu Công nghệ sinh học và phát triển công nghiệp sinh học… Ngoài ra, còn có 4 báo cáo, ý kiến phát biểu và tham luận của các đại diện Lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà khoa học, các chuyên gia về định hướng phát triển công nghệ sinh học lĩnh vực nông nghiệp, y dược và giới thiệu 3 khung chương trình KC.12/21-30; KC.10/21-30 và KC.11/21-30.

Theo báo Công Thương

https://congthuong.vn/dua-nuoc-ta-tro-thanh-quoc-gia-co-nen-cong-nghe-sinh-hoc-phat-trien-284560.html


Chia sẻ trên

22/11/2023 | Tác giả: Lê Lâm

Đồng Nai: Thành lập Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng sân bay Biên Hòa

UBND tỉnh Đồng Nai vừa thành lập Ban chỉ đạo đầu tư xây dựng Cảng hàng không Biên Hòa (sân bay Biên Hòa) thành sân bay lưỡng dụng theo quy hoạch của Chính phủ.

22/11/2023 | Tác giả: Xuân An

Lý do hơn 1.000 công chức, viên chức ở Bình Dương nghỉ việc

Chỉ trong thời gian chưa đến 2 năm, tại Bình Dương đã có hơn 1.000 công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc với nhiều lý do khác nhau.

22/11/2023 | Tác giả: Hà Nguyễn

Đóng điện máy biến áp T2 dự án “Nâng công suất máy biến áp 110kV tại trạm biến áp 220kV Huế”

Sáng ngày 21/11/2023, tại thành phố Huế, Ban Quản lý dự án truyền tải điện (NPTPMB) đã hoàn thành đóng điện mang tải thành công máy biến áp T2 công trình "Nâng công suất MBA 110kV tại trạm biến áp 220kV Huế".

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...