Giải quyết việc làm cho người dân có đất thu hồi

Giải quyết việc làm cho người dân có đất thu hồi

15/07/2024 | Tác giả: Minh Thu Lượt xem: 166


Giải quyết việc làm cho người lao động (NLĐ) thuộc hộ có đất thu hồi, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và giới thiệu việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống người dân; đảm bảo an sinh xã hội.

Giải quyết việc làm cho người dân có đất thu hồi
Nhiều lao động của huyện Lập Thạch được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm sau khi bị thu hồi đất. Ảnh: Dương Chung

Nhằm giúp người dân bị thu hồi đất có việc làm mới và ổn định cuộc sống, huyện Bình Xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm; triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đào tạo, chuyển đổi nghề; hỗ trợ NLĐ tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn tín dụng chính sách để đầu tư sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập; điều tra, rà soát, lập danh sách các đối tượng ưu tiên học nghề, từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thực tế của học viên và đặc thù của từng địa phương...

Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bình Xuyên Nguyễn Thị Loan cho biết: "Tạo việc làm ổn định cho NLĐ, đặt biệt là người có đất thu hồi, từ năm 2023 đến nay, trung tâm đã phối hợp với Phòng NN&PTNT, Phòng LĐ-TB&XH huyện mở 4 lớp đào tạo nghề sơ cấp cho hơn 140 lao động trên địa bàn với các nghề nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò, gà, trồng rau an toàn… Việc đào tạo, mở lớp học nghề ngắn hạn đã đáp ứng nhu cầu của NLĐ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương".

Xác định công tác đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho NLĐ, Phòng LĐ-TB&XH huyện Vĩnh Tường đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương bám sát nhu cầu học nghề của NLĐ và định hướng, quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương, của tỉnh để hỗ trợ đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm cho NLĐ có đất thu hồi.

Từ năm 2023 đến nay, Phòng LĐ-TB&XH huyện phối hợp với Phòng NN&PTNT, Trung tâm GDNN-GDTX huyện mở 5 lớp đào tạo nghề cho gần 150 lao động trên địa bàn. Sau khi tốt nghiệp, các học viên đều được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc vận dụng kiến thức, phương pháp, kỹ thuật đã học vào thực tế sản xuất.

Anh Phí Văn Long ở xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường là hộ có đất thuộc diện thu hồi đã tham gia học nghề hàn điện tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện cho biết: "Để có thêm kiến thức nghề hàn, năm 2023, tôi đã đăng ký tham gia lớp học. Tôi không chỉ được học lý thuyết đơn thuần, mà còn được tham gia thực hành theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, góp phần giúp tôi có kỹ năng nghề để tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống".

Nhiều người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn huyện Vĩnh Tường được giới thiệu làm việc tại các xưởng may. Ảnh: Dương Chung

Thực hiện các dự án phát triển KT-XH, từ năm 2021 đến nay, huyện Lập Thạch tiến hành thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến 2.300 hộ dân với hơn 4.700 lao động.

Để hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho NLĐ có đất thu hồi, huyện Lập Thạch đã chỉ đạo các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn triển khai kịp thời, đồng bộ các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho NLĐ; điều tra, khảo sát, mở thêm các lớp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của NLĐ; tăng cường kết nối với các doanh nghiệp trong tuyển chọn, cung ứng lao động; đa dạng hóa các hình thức kết nối cung - cầu lao động; ưu tiên thu hút sử dụng nguồn lao động tại địa phương có đất thu hồi thực hiện các dự án...

Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lập Thạch Hoàng Minh Hùng cho biết: "Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được coi là “chìa khóa” giúp NLĐ ổn định cuộc sống. Năm 2023, trung tâm phối hợp với Phòng NN&PTNT, Phòng LĐ-TB&XH huyện mở 8 lớp đào tạo nghề sơ cấp cho hơn 200 lao động với các nghề như nuôi và phòng trị bệnh cho gà, trồng rau an toàn; hàn điện; sửa chữa máy tính; sửa chữa, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước gia đình; sửa chữa trang thiết bị điện gia đình...

Việc đào tạo, mở lớp học nghề đã đáp ứng nhu cầu của NLĐ, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Sau khi hoàn thành khóa học, các học viên đều được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, bình quân hằng năm, huyện Lập Thạch có từ 70 - 75% số lao động có đất thu hồi được đào tạo nghề và có việc làm mới với mức thu nhập ổn định".

Để chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân có đất thu hồi đạt hiệu quả, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công tác giải quyết việc làm, học nghề, quy định về quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ.

Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tư vấn về các đơn hàng lao động; giới thiệu những mô hình hay, những gương điển hình sau khi học nghề có việc làm ổn định… Qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH tại địa phương.

Theo Vĩnh Phúc

https://baovinhphuc.com.vn/tin-tuc/Id/113233/Giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-dan-co-dat-thu-hoi


Chia sẻ trên

15/07/2024 | Tác giả: Thiệu Vũ

Tam Dương giải quyết việc làm mới cho hơn 1.700 lao động

Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện Tam Dương đã giải quyết việc làm cho hơn 1.700 lao động. Trong đó, đưa 79 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

15/07/2024 | Tác giả: Thu Nhàn

Tam Đảo phát triển du lịch thông minh

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch đang là xu hướng, vì vậy, huyện Tam Đảo đang từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển du lịch thông minh gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và khai thác tài nguyên bản địa nhằm góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách.

15/07/2024 | Tác giả: Đ.N

Trên 2.600 cựu chiến binh được vay vốn phát triển kinh tế

Ông Mai Ngọc Sơn, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Bố Trạch cho biết: Đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã tạo điều kiện giúp 2.680 cựu chiến binh (CCB) vay vốn để phát triển kinh tế. Riêng trong năm 2022 có 764 lượt CCB được vay vốn. Nhờ có nguồn vốn chính sách ưu đãi mà nhiều gia đình thương bệnh binh trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...