Hà Nội: Phát triển kinh tế trang trại theo chuỗi liên kết, nâng cao đời sống nông dân

Hà Nội: Phát triển kinh tế trang trại theo chuỗi liên kết, nâng cao đời sống nông dân

17/11/2022 | Tác giả: Tùng Nguyễn Lượt xem: 214


Kinh tế trang trại là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn Hà Nội. Dù vậy, để kinh tế trang trại đóng góp tương xứng cho kinh tế Thủ đô nói chung, vẫn còn nhiều việc cần phải bàn tới.

Hà Nội: Phát triển kinh tế trang trại theo chuỗi liên kết, nâng cao đời sống nông dân

Hiệu quả kinh tế đã thấy rõ

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội), trên địa bàn thành phố hiện có 1.701 trang trại, trong đó nhiều nhất là trang trại chăn nuôi với 1.359 trang trại, 180 trang trại nuôi trồng thủy sản, 33 trang trại trồng trọt. 243 trang trại bước đầu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp. Qua đó, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Đáng chú ý, hoạt động liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa của các trang trại trên địa bàn TP.Hà Nội đã bước đầu được hình thành và phát triển. Toàn thành phố hiện có khoảng 277 trang trại đã xây dựng được chuỗi liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Trang trại chăn nuôi gà tại Quốc Oai. Ảnh: P.V

Tại huyện Gia Lâm, hơn 40 hộ dân đang liên kết cung cấp nguyên liệu cho HTX Chế biến sữa bò Phù Đổng. Việc duy trì mối liên kết này giúp HTX yên tâm về nguồn gốc, chất lượng sữa nguyên liệu, còn các nông hộ, gia trại, trang trại cũng không phải lo lắng về bài toán đầu ra. Tương tự, tại huyện Ba Vì, Công ty CP Sữa nông trại Ba Vì cũng đang bắt tay với hơn 20 nông hộ trên địa bàn để sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

Trong số những trang trại đã liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu trên địa bàn Thủ đô phải kể tới trang trại chăn nuôi trâu bò của lão nông Trần Văn Khánh (Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội).

Hiện trang trại đang nuôi khoảng 300 con bò. Vốn đầu tư khoảng 11-14 tỷ đồng. Nếu chăn nuôi thuận lợi, mỗi năm sẽ được lãi thuần 2-2,5 tỷ đồng, tương ứng bình quân nuôi 1 con trâu, bò cho lãi từ 0,8-1,3 triệu đồng/tháng...

Đa dạng hóa loại hình trang trại

Thống kê của Sở NNPTNT Hà Nội cho thấy, hiện có 243 trang trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Hoạt động liên kết theo chuỗi giá trị hàng hoá của các trang trại bước đầu được hình thành và phát triển. Toàn thành phố hiện có 277 trang trại xây dựng được mối liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với đơn vị phân phối.

Dù vậy, thẳng thắn nhìn nhận, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội - Nguyễn Văn Chí cho rằng, sự phát triển của các trang trại vẫn còn nhiều hạn chế. Số lượng trang trại áp dụng công nghệ cao toàn phần ít, đặc biệt là ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong sản xuất, quản lý, điều hành. Nhiều trang trại chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa nên số lượng trang trại có liên kết còn ít…

Bên cạnh thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội - Chu Phú Mỹ cho rằng, kinh tế trang trại còn góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp. Từ đó, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn.

Theo ông Chu Phú Mỹ, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dạng hình kinh tế trang trại, gia trại theo chuỗi liên kết, kết hợp du lịch sinh thái, giáo dục trải nghiệm.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào trang trại quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng, có giá trị cao và bền vững. 

Theo danviet

https://danviet.vn/ha-noi-phat-trien-kinh-te-trang-trai-theo-chuoi-lien-ket-nang-cao-doi-song-nong-dan-2022111017450345.htm


Chia sẻ trên

17/11/2022 | Tác giả: Trung Thành

Bất ngờ, dây khoai lang có giá cao, cứ bán 10.000 dây nông dân Vĩnh Long thu 1,2 triệu

Hiện nay, tại huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long), người dân đang tập trung xuống giống khoai lang vụ Đông Xuân 2022 - 2023, nhưng nguồn cung dây khoai lang giống rất ít nên người trồng mua với giá 1,2 triệu đồng/muôn (10.000 dây).

18/11/2022 | Tác giả: Nguyên Hương

Vì sao giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới, xuất khẩu lập kỷ lục?

Tháng 10/2022 đã trở thành tháng có sản lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành xuất khẩu gạo nước ta. Không những thế, giá gạo 5% tấm của Việt Nam cũng đang ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay.

16/11/2022 | Tác giả: Cục Xúc tiến thương mại

Vietnam Foodexpo 2022: Nâng tầm giá trị thương hiệu của thực phẩm Việt Nam

Sáng ngày 16/11, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn, (799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh) đã khai mạc Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2022 – Vietnam Foodexpo 2022. Đây là sự kiện xúc tiến thương mại quốc tế quan trọng có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, nông sản và thủy sản tại Việt Nam, do Bộ Công Thương chủ trì giao Cục Xúc tiến thương mại trực tiếp tổ chức nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...