Hàng nông sản, Đường sắt , Trung Quốc , Vận chuyển hàng hóa , Vivina

Hàng nông sản đi đường sắt vào Trung Quốc ngày một tăng mạnh

18/09/2023 | Tác giả: Hải Dương Lượt xem: 110


Thời gian gần đây, ngành đường sắt ghi nhận lượng hàng hóa vận chuyển qua đường sắt tăng mạnh so với thời gian trước đây, trong đó đặc biệt là mặt hàng nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc như trái cây, hải sản tươi sống.

Hàng nông sản đi đường sắt vào Trung Quốc ngày một tăng mạnh

Chi phí logictis qua đường sắt rẻ hơn đường bộ

Mới đây, đoàn tàu đầu tiên trên tuyến vận tải nông sản xuất nhập khẩu Sóng Thần - Đồng Đăng đã xuất phát ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương).

Khoảng 900 tấn hàng hóa với 21 toa xe chuyên chở container 40 feet lạnh chở hàng trái cây, hải sản tươi sống... được vận chuyển đến ga Yên Viên trước khi tiếp chuyển sang tàu khổ 1.435mm đi tiếp ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) và sang Trung Quốc.

Trước đó, tại ga Kép, đường sắt đã phối hợp với tỉnh Bắc Giang đưa vào khai thác các đoàn tàu vận chuyển vải thiều tươi xuất khẩu sang Trung Quốc. Các lô vải này được thực hiện thủ tục hải quan ngay tại ga Kép và vận chuyển bằng container lạnh tự phát điện trên toa xe khổ 1.435mm sang thẳng Trung Quốc.

Đại diện Công ty CP Vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco) cho biết, để vận chuyển nông sản khô xuất khẩu như chè khô, tinh bột sắn, đường sắt có nhiều loại phương tiện, toa xe đáp ứng nhu cầu của khách hàng như container thường...

Tuy nhiên, hướng đến của đường sắt hiện nay và cũng là nhu cầu của khách hàng là vận chuyển nông sản tươi xuất nhập khẩu vì mang lại doanh thu tốt hơn.

Cụ thể như, giá vận chuyển một container hàng khô tuyến Bắc - Nam chỉ khoảng 30-35 triệu đồng/một vòng quay, nhưng giá vận chuyển một container hàng trái cây tươi có thể thu 35 triệu đồng/một chiều.

Tàu container lạnh vận chuyển nông sản từ ga Sóng Thần đi Trung Quốc

Về giá thành, khi thấp điểm, một container đi đường bộ từ phía Nam ra cước trên dưới 60 triệu đồng, khi cao điểm có thể đến 100-120 triệu đồng. Trong khi đi bằng đường sắt, cước chỉ trên 40 triệu đồng, bao gồm chi phí nâng hạ, vận chuyển đường ngắn hai đầu. Vì vậy, nếu đường sắt có phương tiện, giải pháp tổ chức vận chuyển tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu lúc này.

Vận chuyển nông sản bằng container lạnh lên ngôi

Thời gian qua, đường sắt đã thuê vỏ container lạnh tự phát điện tiêu chuẩn của Trung Quốc để đảm bảo chất lượng hàng hóa, đồng thời có thể xuất đi sâu nội địa Trung Quốc cũng như sang nước thứ ba. Hàng có thể được vận chuyển trên cả đoàn tàu khoảng 20 container, tương đương với 20 xe đầu kéo container từ Nam ra Bắc, lên biên giới. Từ đây, hàng có thể dỡ xuống tàu, đi tiếp bằng đường bộ qua cửa khẩu, hoặc đi thẳng qua cửa khẩu ga đường sắt sang Trung Quốc.

Còn đại diện Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay, để có thể triển khai tuyến vận tải hàng nông sản, thực phẩm xuất nhập khẩu bằng container lạnh Sóng Thần - Đồng Đăng, doanh nghiệp này đã phải xây dựng quy trình vận chuyển riêng.

Vận chuyển bằng container lạnh tiếp điện, đơn vị phải chuẩn bị đường điện tiếp điện cho container, kéo theo toa xe bưu vụ chở máy phát điện trong đoàn tàu. Trong quá trình chạy phải có nhân viên kĩ thuật điện, nhân viên điện lạnh đi theo để có phát sinh sự cố điện thì xử lý kịp thời, container duy trì được nguồn điện, đảm bảo chất lượng hàng hóa. Cùng đó phải ban hành quy trình về nối hệ thống điện, quy trình giải quyết sự cố hàng hóa.

"Với giải pháp này, chúng tôi đã được khách hàng Trung Quốc tin tưởng hợp tác. Họ là người chuẩn bị được nguồn hàng ổn định, gom hàng từ các chủ vựa trái cây miền Nam về ga Sóng Thần, khi đến lịch chạy tàu là có đủ hàng để vận chuyển. Chiều ngược lại, tàu vận chuyển hàng trái cây Trung Quốc như nho tươi, tỏi tươi từ Lào Cai vào Sóng Thần", đại diện Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết.

Cũng theo đại diện Ratraco, hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc đi bằng đường biển rất nhiều. Nhưng với hàng trái cây tươi thì đường biển không phải là lựa chọn hàng đầu vì thời gian vận chuyển đường biển lâu trong khi thời hạn với trái cây tươi xuất khẩu của Việt Nam ngắn, tối đa chỉ khoảng 25-27 ngày tính từ lúc thu hoạch cho đến lúc lên được kệ bán hàng.

Vận chuyển đường sắt là giải pháp hiệu quả về thời gian. Tuy nhiên, yêu cầu hàng nông sản tươi, trái cây đi bằng đường sắt phải là hàng chính ngạch và phải đáp ứng yêu cầu khắt khe từ mã vùng trồng đến quy cách đóng gói.

Hàng đi đường sắt chỉ phù hợp với doanh nghiệp xuất hàng chuẩn chỉ, làm "thật" và tìm thị trường cung cấp cao cấp hơn vì khi đó giá thành hàng hóa sẽ cao hơn so với đi bằng đường bộ, lợi nhuận thu về cũng tốt hơn.

Đại diện Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho hay, các mặt hàng nông sản vận chuyển bằng tàu container lạnh tuyến Sóng Thần - Đồng Đăng là hàng chính ngạch, chất lượng cao, thường chỉ bán tại siêu thị; như một container sầu riêng giá trị hàng hóa lên đến 4 tỷ đồng.

Theo báo An ninh Thủ đô

https://www.anninhthudo.vn/hang-nong-san-di-duong-sat-vao-trung-quoc-ngay-mot-tang-manh-post551987.antd


Chia sẻ trên

18/09/2023 | Tác giả: Minh Hoa

9 trường hợp bị xóa đăng ký thường trú, mọi người cần nhớ kỹ

Theo Điều 24 Luật Cư trú 2020, người thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị xóa đăng ký thường trú.

18/09/2023 | Tác giả: PV

Hướng dẫn cách rút tiền bằng căn cước công dân gắn chip nhanh gọn chỉ mất vài giây

Hiện nay khách hàng có thể rút tiền bằng thẻ căn cước công dân gắn chip chỉ với vài thao tác đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian.

18/09/2023 | Tác giả: Chu Khôi

Chuỗi nông sản quá lỏng lẻo: Cần chế tài gắn kết

Thời gian gần đây, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lại dấy lên bức xúc về tình trạng tranh mua tranh bán, “bẻ cọc, bẻ kèo”, loạn giá…Vấn nạn này gây nguy cơ và hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu…

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...