Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa

Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa

17/07/2024 | Tác giả: Bùi Tùng Lượt xem: 130


Cây lúa là 1 trong 4 loại cây trồng được tỉnh Long An chọn để thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Sau thời gian triển khai, thực hiện, đến nay, toàn tỉnh xây dựng và duy trì được 56.142,5ha lúa ƯDCNC, đạt 93,6% kế hoạch giai đoạn 2016-2025. Song, điều quan trọng trong thực hiện chương trình này là thay đổi dần tập quán sản xuất của nông dân.

Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa

Nhiều chuyển biến tích cực

Năm 2016, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chọn làm điểm thực hiện mô hình ƯDCNC trên cây lúa. Tổng diện tích thực hiện 4ha; trong đó, 2ha thực hiện mô hình và 2ha đối chứng.

Sau thời gian triển khai, thực hiện, người dân nhận thấy mô hình ƯDCNC trên cây lúa mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết bài toán thiếu lao động ở nông thôn, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác.

Nông dân xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc, rải phân bón cho lúa

Vì thế, sau khi Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổng kết mô hình, Hội Nông dân xã tham mưu Đảng ủy, UBND xã tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình ƯDCNC trên cây lúa. Kết quả đến nay, xã duy trì và nhân rộng được 56ha lúa ƯDCNC với 27 hộ nông dân tham gia.

Điểm nổi bật của mô hình ƯDCNC trên cây lúa của xã là thực hiện được các phương pháp gieo sạ cụm, cấy, hàng và thiết bị máy bay không người lái. Các phương pháp gieo sạ này giúp nông dân giảm lượng giống gieo sạ từ 40-60% so với phương pháp gieo sạ truyền thống.

Ngoài duy trì các mô hình gieo sạ ƯDCNC, nông dân tham gia mô hình còn ứng dụng 100% thiết bị máy bay không người lái để xịt thuốc, bón phân.

Đặc biệt, những nông dân tham gia mô hình còn mạnh dạn đầu tư thiết bị máy bay không người lái để làm dịch vụ xịt thuốc, bón phân cho diện tích xung quanh. Hiện xã có 2 tổ hợp tác máy bay không người lái, với hơn 20 thiết bị máy bay không người lái do người dân tự trang bị.

Theo những nông dân nơi đây, khi sử dụng thiết bị máy bay không người lái để xịt thuốc, bón phân, nông dân giảm chi phí từ 700.000-1.000.000 đồng/ha/vụ. Năng suất, sản lượng lúa bằng hoặc cao hơn so với phương pháp canh tác truyền thống.

Nếu như những năm trước, đến mùa thu hoạch lúa, với diện tích 11ha, gia đình ông Dương Quốc Sơn (ấp Cầu Lớn, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa) phải tất bật tìm nhân ng lao động để thu hoạch. Còn bây giờ, ông Sơn vừa thảnh thơi trò chuyện, tiếp khách, vừa xem máy gặt đập, máy kéo lúa làm việc và chỉ đợi thương lái đến thu mua.

Ông Sơn cho biết: “Nông dân bây giờ sản xuất lúa đỡ vất vả hơn trước rất nhiều. Hầu hết các khâu sản xuất đều có thể ứng dụng máy móc để hỗ trợ, thay thế”.

Ông Dương Quốc Sơn (xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa) ứng dụng cơ giới hóa vào thu hoạch lúa

Tương tự ông Sơn, ông Trần Văn Ngấm (xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa) những năm qua cũng đẩy mạnh ƯDCNC vào sản xuất. Nếu ruộng lúa của ông Sơn sạ bằng thiết bị máy bay không người lái thì ruộng lúa của ông Ngấm chọn phương pháp cấy. Áp dụng phương pháp này giúp ông giảm 40kg lúa giống/ha.

Trong vụ lúa Đông Xuân 2023-2024, năng suất lúa đạt 8 tấn/ha, sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình ông có lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha.

Ngoài đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, nông dân xã Mỹ Lạc còn áp dụng các biện pháp “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, tăng cường bón các loại phân hữu cơ,... Còn khi thu hoạch lúa, nông dân không bán rơm, không đốt đồng mà thuê máy chặt gốc rạ, kế tiếp rải các loại phân vi sinh nhằm tạo mùn cho đất sau thời gian canh tác.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Lạc - Lê Hoàng Khanh thông tin: “Thời gian qua, thông qua Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Mỹ Lạc, Hội kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản; đồng thời, phối hợp các ngành chức năng huyện, tỉnh mở các lớp tập huấn ƯDCNC vào sản xuất lúa cho nông dân.

Qua đó, từng bước thay đổi được nhận thức của nông dân trong sản xuất, giúp nông dân chuyển dần từ sản xuất truyền thống sang ứng dụng cơ giới hóa và các quy trình sản xuất nông nghiệp tiến bộ”.

Mang lại nhiều lợi ích

Đất sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa bị nhiễm phèn nặng, cộng với việc những năm qua nước lũ về thấp dẫn đến bị bạc màu nên năng suất lúa ngày càng thấp.

Trước tình trạng này, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh chọn HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đông làm điểm thực hiện mô hình Điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP với diện tích 50ha.

Khi tham gia mô hình, năm thứ nhất, nông dân được hỗ trợ 50% giống lúa xác nhận; 50% phân bón hữu cơ; 50% thuốc sinh học và 50% chi phí phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái.

Năm thứ 2, nông dân được hỗ trợ 30% giống lúa xác nhận; 30% phân bón hữu cơ; 30% thuốc sinh học và 30% chi phí phun thuốc bằng thiết bị máy bay không người lái.

Ông Lê Văn Dậy là một trong những thành viên nòng cốt của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đông, mạnh dạn tham gia mô hình Điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP.

Ông Dậy chia sẻ: “Gần 2 năm tham gia mô hình, mặc dù năng suất lúa không cao hơn nhiều so với ngoài mô hình nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện, bởi mô hình này không chỉ mang giá trị về kinh tế mà còn mang giá trị nhân văn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”.

Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tân Đông - Huỳnh Văn Chấn cho biết: “Việc sử dụng giống lúa xác nhận, sạ thưa, sạ hàng và sử dụng phân vi sinh giúp lúa ít bị sâu, bệnh, mang đến sản phẩm sạch, an toàn hơn cho người tiêu dùng và góp phần bảo vệ môi trường.

Quy trình sản xuất “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng” giúp tiết kiệm nhiều chi phí nhờ giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ng lao động. Từ đó, các thành viên HTX đều tích cực tham gia thực hiện”.

ƯDCNC vào sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng lúa nói riêng là giải pháp ưu việt, tạo hướng đi mới trước tình hình nông nghiệp có nhiều thay đổi như hiện nay. Đây được xem là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại./.

Theo Báo Long An

https://baolongan.vn/hieu-qua-ung-dung-cong-nghe-cao-tren-cay-lua-a177664.html


Chia sẻ trên

17/07/2024 | Tác giả: Bùi Tùng

Ứng dụng công nghệ cao trên cây sầu riêng

Những năm gần đây, sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao được người dân tại các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An như Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng,... lựa chọn để trồng. Trong đó, nhiều hộ mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao trên cây sầu riêng với mục tiêu đưa những trái sầu riêng xuất ngoại.

17/07/2024 | Tác giả: Mai Hương

Hội thảo trình diễn kết nối cung cầu công nghệ chủ đề 'Công nghệ và thiết bị chế biến các sản phẩm sau thu hoạch nông sản, thực phẩm'

Ngày 25/6, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tỉnh Long An tổ chức hội thảo trình diễn kết nối cung cầu công nghệ với chủ đề “Công nghệ và thiết bị chế biến các sản phẩm sau thu hoạch nông sản, thực phẩm”. Tham gia hội thảo có một số giảng viên đến từ Trường Đại học Công Thương TP.HCM, một số doanh nghiệp khởi nghiệp của tỉnh.

17/07/2024 | Tác giả: Mai Hương

Long An: Chanh không hạt chính thức có Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận 'Bến Lức - Long An'

Ngày 04/7, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Long An tổ chức Hội thảo khoa học công bố Quyết định, trao Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, Nhãn hiệu chứng nhận “Bến Lức - Long An” cho quả chanh không hạt của tỉnh Long An.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...