Hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động
28/06/2024 | Tác giả: Minh Khánh Lượt xem: 128
Năm qua, các hoạt động tư vấn về việc làm, thông tin thị trường lao động được đẩy mạnh; toàn tỉnh tổ chức các ngày hội việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho khoảng 20.000 lao động. Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm giải ngân nguồn vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, doanh số cho vay chương trình giải quyết việc làm toàn tỉnh trên 124 tỷ đồng với 2.187 dự án vay vốn tạo việc làm cho 2.187 lao động, đã giúp nhân dân có nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, xóa đ
Với mục tiêu hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho người lao động, khai thác hiệu quả lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các địa phương trong tỉnh. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với phát triển thị trường lao động, đưa lao động trong tỉnh đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh, đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ.
Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, cơ giới hóa, tự động hóa; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp phục vụ cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đào tạo nghề cho lao động làm nông nghiệp trong các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn.
Đổi mới, khai thác các lợi thế, biến thách thức thành cơ hội để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại. Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương gắn với cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế. Cơ cấu lại các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ, trí tuệ và giá trị gia tăng của sản phẩm. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học thân thiện môi trường; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và dược liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp sử dụng nhiều lao động phát triển ở các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư, vận hành các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn.
Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư, thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, đẩy mạnh tiến độ triển khai lập quy hoạch các khu du lịch, dự án đầu tư và phát triển về du lịch, đặc biệt là các dự án thu hút nhân lực lao động như Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Khu du lịch lòng hồ Sông Đà; các chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh (dự án phát triển đô thị, khu đô thị, phát triển về nhà ở ...). Tập trung đầu tư các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh (tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu).
Duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống như hội chợ, tuần hàng..., tập trung vào kết nối tiêu thụ các sản phẩm tại thị trường trong nước. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ trong môi trường thực tế, hội nghị kết nối trực tuyến... Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử với sự tham gia của các thành phần kinh tế, tiến tới xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh. Tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; mở rộng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm của địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch của tỉnh bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, các điểm du lịch cộng đồng tại các bản có tiềm năng du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, quảng bá, giới thiệu sản vật địa phương; phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các địa phương trong tỉnh, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp đáp ứng các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Sơn La trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Sơn La theo hướng trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiến tiến, thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa cả về số lượng và chất lượng. Phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm, khuyến khích các hình thức đào tạo việc làm tại chỗ.
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới. Tiếp tục đàm phán, ký kết theo thẩm quyền thỏa thuận hợp tác về lao động với các quốc gia, vùng lãnh thổ. Chủ động phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuyên truyền sâu rộng về chính sách, quyền lợi định hướng đến từng người lao động trên địa bàn tỉnh, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động về xuất khẩu lao động, dần tạo thành phong trào xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh. Kịp thời nắm bắt thông tin, giải quyết các khó khăn vướng mắc của người lao động. Thực hiện tốt các chính sách về xuất khẩu lao động cho người lao động như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đối với lao động tham gia xuất khẩu lao động được hưởng chính sách theo quy định.
UBND các huyện, thành phố huy động bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ nguồn vốn ủy thác địa phương (nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thành phố). Nắm bắt nhu cầu sử dụng vốn vay của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố, chủ động xây dựng kế hoạch đề nghị Trung ương cấp bổ sung nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cho tỉnh Sơn La. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mô hình kinh tế, phát triển sản xuất của thanh niên, các dự án tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự và lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ nông thôn, người chấp hành xong án phạt tù và người lao động được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ quỹ quốc gia về việc làm và các chính sách hỗ trợ lãi suất khác của nhà nước hiện hành, để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Tập trung thu hút, tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch. Nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách thu hút 6 dự án đầu tư của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương.
Nhân rộng các mô hình thanh niên lập nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, chương trình thanh niên tham gia xóa đói, giảm nghèo, tham gia xuất khẩu lao động, tổ chức tư vấn học nghề và việc làm cho thanh niên nông thôn. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn ở cơ sở, giúp ĐVTN có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống. Tạo môi trường, điều kiện phù hợp, thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo, thực hiện tốt công tác thông tin thị trường lao động, chú trọng tạo việc làm cho người lao động.
Theo báo Sơn La
https://baosonla.org.vn/xa-hoi/ho-tro-tao-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong-wClwLa1IR.html
Bạn đọc thấy nội dung hay hãy ấn tặng Xu, tác giả sẽ thêm động lực chia sẻ nhiều nội dung bài khác hay hơn nữa, cảm ơn bạn