Hòa Bình phấn đấu có 13 đô thị vào năm 2025

Hòa Bình phấn đấu có 13 đô thị vào năm 2025

29/11/2023 | Tác giả: Thanh Xuân Lượt xem: 90


Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 38%; có 13 đô thị, bao gồm 10 đô thị hiện hữu và 3 đô thị mới…

Hòa Bình phấn đấu có 13 đô thị vào năm 2025
Ảnh minh họa.

UBND tỉnh Hòa Bình vừa ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND về thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục đích của kế hoạch là tổ chức rà soát phân loại đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình; thành lập mới các đô thị đáp ứng quy định của pháp luật về phân loại đô thị theo Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg, và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 208/QĐ-UBND. Đồng thời xác định các nhiệm vụ trọng tâm, và phân công trách nhiệm cụ thể để triển khai thực hiện một cách đồng bộ để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Theo UBND tỉnh, đến năm 2025, phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh trên 38%; có 13 đô thị, gồm 10 đô thị hiện hữu: TP.Hòa Bình, thị trấn Mãn Đức (huyện Tân Lạc), thị trấn Mai Châu và khu vực mở rộng (huyện Mai Châu), thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong), thị trấn Bo (huyện Kim Bôi), thị trấn Ba Hàng Đồi, thị trấn Chi Nê (huyện Lạc Thủy), thị trấn Vụ Bản (huyện Lạc Sơn), thị trấn Hàng Trạm (huyện Yên Thủy), thị trấn Đà Bắc (huyện Đà Bắc); 3 đô thị mới: huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), xã Phong Phú (huyện Tân Lạc), xã Nhân Nghĩa (huyện Lạc Sơn).

Giai đoạn đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt trên 43%; có 16 đô thị, gồm: các đô thị và khu vực dự kiến hình thành đô thị đã hoàn thành kế hoạch nâng loại trong giai đoạn đến năm 2025, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng đô thị; phát triển 2 đô thị hiện hữu lên đô thị loại IV là thị trấn Chi Nê (huyện Lạc Thủy), thị trấn Bo (huyện Kim Bôi); 3 khu vực dự kiến hình thành đô thị mới là xã Dũng Phong (huyện Cao Phong); xã Ân Nghĩa (huyện Lạc Sơn), xã Vạn Mai (huyện Mai Châu).

UBND tỉnh đã đề ra nhiệm vụ đối với từng đô thị và việc tổ chức thực hiện các nhóm giải pháp. Cụ thể, tập trung vào giải pháp về nguồn vốn, thu hút đầu tư, chính sách, phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai; nguồn lực, về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch…

Riêng giải pháp nguồn vốn là huy động đa dạng từ Trung ương, vốn ODA, ngân sách địa phương, nguồn vốn xã hội hóa và những nguồn vốn hợp pháp khác. Các nguồn vốn sẽ được sử dụng tốt cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, đảm bảo phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội đô thị, đáp ứng tiêu chí phân loại đô thị theo chương trình, kế hoạch phát triển đô thị. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị đồng bộ, ưu tiên công trình có tính chất động lực, lan tỏa mạnh trong khu vực...

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng đô thị tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là hơn 138.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư hạ tầng khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật kết nối hệ thống giao thông đô thị khoảng 83,8 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển các đô thị hiện hữu và khu vực dự kiến hình thành đô thị mới 54,2 tỷ đồng.

Theo VnEconomy

https://vneconomy.vn/hoa-binh-phan-dau-co-13-do-thi-vao-nam-2025.htm


Chia sẻ trên

29/11/2023 | Tác giả: Mai Thu

Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

UBND tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.

29/11/2023 | Tác giả: Ngọc Minh

Phiên chợ vùng cao Hoà Bình: Kết nối tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của bà con vùng dân tộc

Phiên chợ vùng cao với chủ đề “Chợ phiên - nét đẹp vùng cao” năm 2023 là một trong những sự kiện thường niên lớn nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp sinh hoạt văn hoá độc đáo, đặc sắc trong các chợ phiên của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đến với du khách trong và ngoài tỉnh. Đồng thời kết nối tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.

29/11/2023 | Tác giả: Mạnh Hùng

Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...