Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

05/07/2022 | Tác giả: Tuệ Minh Lượt xem: 324


Hiện nay, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã và đang cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản vẫn hạn chế.

Kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang dần tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Sáng ngày 5/7, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp cùng Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022, nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh, liên kết sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - cho biết, những năm qua, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã và đang cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo.

Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại những lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại.

Đặc biệt, nhiều linh kiện sản phẩm, thành phẩm và bán thành phẩm của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Nhật Bản.

Đáng lưu ý, kể từ khi dịch Covid-19 khởi phát đến nay Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Nhật Bản tạo điều kiện thiết thực cho các doanh nghiệp 2 nước trao đổi kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất để tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất phát triển kinh doanh.

Bà Trương Thị Chí Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cũng cho rằng, Việt Nam hiện có 6 ngành được ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ngành điện, điện tử và cơ khí. Với ngành công nghiệp cơ khí, điển hình là công nghiệp sản xuất xe máy, sản lượng tuy có giảm trong năm vừa qua, đạt 2,5 triệu xe/năm. Đây là ngành có sản lượng tốt nhất, tỷ lệ nội địa hoá cũng như sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam đã ở tất cả các lớp cung ứng, các lớp sản phẩm như điện, điện tử, cao su, nhựa.

Ngành thứ 2 là công nghiệp ô tô nổi bật với thương hiệu Toyota. Sản lượng của ngành này thấp hơn rất nhiều so với công nghiệp sản xuất xe máy. Đây cũng chính là lý do khiến ngành công nghiệp ô tô có tỷ lệ nội địa thấp và hiếm hoi có sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam. 

Ngoài ra, ngành công nghiệp điện tử có sản lượng lớn nhất, riêng điện thoại di dộng chiếm gần 20% tỷ trọng xuất khẩu của các ngành. 

Kết nối doanh nghiệp, để gia tăng số lượng, chất lượng sản xuất

Mặc dù, nhiều linh kiện sản phẩm, thành phẩm và bán thành phẩm của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản vẫn hạn chế. 

Ông Akutsu Michio - Chuyên gia Hiệp hội Cố vấn thương mại Nhật Bản - cho rằng, năng suất lao động của lao động địa phương tại Việt Nam còn thấp. Theo báo cáo của Jetro, tỷ lệ chất lượng lao động chỉ đạt 14,4%. Mặt khác, nhân tài có trình độ kỹ thuật cao của Việt Nam đã bị thu hút bởi doanh nghiệp FDI và ra nước ngoài làm việc dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực tốt. Tiếp đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, việc tiếp cận nguồn vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp cũng gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu giá thành cạnh tranh và thiếu thông tin từ các nhà cung cấp nước ngoài.

"Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng các công ty thương mại để cung cấp nguyên liệu với giá cạnh tranh, hỗ trợ thực hiện thủ tục hải quan, đề xuất phương thức sản xuất mới, cơ giới hoá và tự động hóa cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp."- ông Akutsu Michio chia sẻ

5 năm gần đây, luồng chuyển dịch nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về Việt Nam khá rõ. Để hỗ trợ doanh nghiệp, bà Trương Thị Chí Bình cho biết, hiệp hội đã tập trung tìm kiếm giải pháp tiến lên trong chuỗi cung ứng bằng cách hình thành nhóm doanh nghiệp và nhóm lĩnh vực để tập trung gia tăng số lượng và chất lượng sản xuất. 

"Hiệp hội cũng bắt đầu hình thành nhóm doanh nghiệp để có thể sản xuất cụm linh kiện, tuy chưa đi vào thực hiện nhưng hy vọng sẽ tạo ra được điển hình đầu tiên và có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản và toàn cầu"- bà Trương Thị Chí Bình tin tưởng.

Nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có những tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao vai trò, vị thế của ngành công nghiệp hỗ trợ theo tinh thần của Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22.3.2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Đồng thời, Bộ Công Thương triển khai thành lập 3 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại 3 vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam, với mục tiêu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất thử nghiệm, nâng cao năng suất chất lượng, tạo giá trị gia tăng cũng như tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Bộ Công Thương

https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/ket-noi-doanh-nghiep-cong-nghiep-ho-tro-viet-nam-nhat-ban.html


Chia sẻ trên

07/07/2022 | Tác giả: Minh Nhật

Bữa sáng là thời điểm bồi bổ gan tốt nhất, đừng bỏ qua 3 món này

Số liệu toàn cầu cho thấy, có khoảng 30% dân số mắc bệnh gan, và số người mắc bệnh ung thư gan ngày càng tăng qua từng năm.

07/07/2022 | Tác giả: Chu Khôi

Xuất khẩu gạo sôi động nhưng nông dân trồng lúa vẫn chịu thiệt thòi do chi phí tăng cao

Trong nửa đầu năm nay, mặc dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo xuất khẩu giảm. Trong bối cảnh giá phân bón cao khiến giá thành sản xuất lúa tăng mạnh, và giá các loại lương thực khác trên toàn cầu đều tăng do ảnh hưởng của lạm phát, thì giá gạo thấp đang gây thiệt thòi cho nông dân trồng lúa…

07/07/2022 | Tác giả: Khánh Hương - Phước Tuấn

Đà Lạt tính mở phố đi bộ ven hồ Xuân Hương

UBND TP Đà Lạt đang tổng hợp ý kiến các sở, ban ngành góp ý về việc thành lập phố đi bộ ven hồ Xuân Hương.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...