Kinh tế 6 tháng đầu năm: Đã tăng trưởng dương

Kinh tế 6 tháng đầu năm: Đã tăng trưởng dương

13/07/2024 | Tác giả: Trịnh Dũng Lượt xem: 159


Kinh tế đã tăng trưởng dương. Sản xuất công nghiệp có xu hướng gia tăng, phát triển. Đây là cơ hội để nền kinh tế Quảng Nam bước qua cơn suy thoái.

Kinh tế 6 tháng đầu năm: Đã tăng trưởng dương
Công nghiệp chế biến chế tạo phát triển mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

Khởi sắc

Cú sốc tăng trưởng kinh tế âm đến 8,25% từ sự sụt giảm sâu của ngành ng nghiệp chế biến, chế tạo (giảm 24,3%) năm 2023 còn kéo dài đến hết quý I/2024 (giảm 1,5%) đã chấm dứt kể từ quý II/2024 và tăng trưởng dương 2,7%.

Sở KH&ĐT ng bố, sản xuất ng nghiệp chế biến, chế tạo đã có xu hướng gia tăng, thể hiện rất rõ thông qua các cuộc khảo sát, điều tra. Quý II/2024, nền kinh tế đã chứng kiến sự phục hồi của ngành ng nghiệp (tăng 14,8%).

Đây là mức tăng ấn tượng sau chuỗi dài khó khăn kể từ đầu năm 2023. Ngành ng nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng đóng vai trò chủ đạo trong sự phục hồi này (tăng 12%).

Theo thống kê, nông lâm, thủy sản, thương mại, du lịch đang được định danh là khu vực trọng yếu, bệ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng ổn định.

Ngành ng nghiệp là động lực chính của nền kinh tế khi chỉ số sản xuất ng nghiệp 6 tháng tăng 5,8%, trong đó ngành ng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,8%.

Nhiều doanh nghiệp đã có thêm hợp đồng đơn hàng mới. Nhiều nhất là doanh nghiệp dệt may, dăm gỗ và sản phẩm trọng yếu của địa phương là ô tô sản xuất, lắp ráp cũng đã tăng 4% (hơn 19.300 chiếc).

Số lao động sử dụng trong các doanh nghiệp ng nghiệp đã tăng đến 35,8%. Thất nghiệp đẩy áp lực lên đời sống xã hội không còn là nỗi lo như dự báo trước đây.

Sản phẩm may mặc của các doanh nghiệp ngày càng nhận được nhiều đơn hàng.

Các cuộc khảo sát của Cục Thống kê cho biết dự báo quý III/2024, phần lớn doanh nghiệp cho rằng nếu tình hình khu vực và thế giới ổn định, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ổn định hoặc có thể mở rộng hơn.

Khoảng 30,7% số doanh nghiệp khảo sát dự báo sản xuất sẽ tốt hơn, 46,9% số doanh nghiệp cho rằng sẽ giữ nguyên độ phát triển như hiện tại.

Ngành chế biến chế tạo như chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản phẩm cao su và plastic, sản xuất xe có động cơ dự báo tình hình sản xuất sẽ tốt hơn.

Ngay trong quý III/2024, xu hướng doanh nghiệp có đơn hàng gia tăng hơn. Khoảng 26,7% số doanh nghiệp dự báo tăng về số lượng đơn đặt hàng mới và 49% số doanh nghiệp cho rằng sẽ giữ ở mức ổn định.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho hay, chuỗi cung ứng đứt gãy đã được phục hồi. Một số ngành sản xuất trọng điểm khu vực ng nghiệp đã không còn ám ảnh suy thoái.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế. Khu vực dịch vụ sôi động, duy trì độ phát triển. Các chương trình kích cầu du lịch đã tạo động lực phát triển các ngành dịch vụ khác.

“Dù chưa thực sự đột phá, nhưng nền kinh tế 6 tháng qua đã chuyển biến tốt hơn, khởi sắc hơn cùng kỳ trên hầu hết lĩnh vực. Đây là cơ sở để tạo đà cho phát triển kinh tế trong 6 tháng cuối năm” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu nói.

Chưa thể lạc quan

Điểm sáng của nền kinh tế đã được nhìn thấy nhưng vẫn còn không ít “nỗi bất an” cho nền kinh tế. Điều này thể hiện ở các thống kê không mấy sáng sủa.

Đó là số lượng 21 dự án đầu tư cấp phép trong vòng 6 tháng qua (14 dự án đầu tư nội địa với tổng vốn 4,2 nghìn tỷ đồng và 7 dự án FDI với nguồn vốn 124,2 triệu USD) chỉ mới khởi đầu, chưa đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế địa phương.

Lao động doanh nghiệp công nghiệp tăng nhanh.

Vẫn còn 22,2% số doanh nghiệp đánh giá sẽ còn gặp khó khăn hơn và 24% số doanh nghiệp bị giảm đơn đặt hàng. Số lượng doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (hơn 830 doanh nghiệp), giảm về số doanh nghiệp (giảm 11,6%) lẫn số vốn đăng ký (giảm 13,5%) không bù đắp nổi cho sự ra đi của hơn 960 doanh nghiệp (tăng 9,57%). Số lượng doanh nghiệp tiếp tục rời bỏ thị trường có nguy cơ chưa dừng lại.

Mới đây, nhà máy bia Heineken Quảng Nam - một trong những doanh nghiệp lớn về sản xuất, một trong 4 trụ cột thu ngân sách địa phương thông báo đóng cửa, đã khiến nền kinh tế khó định lường được sẽ phát triển theo chiều hướng nào để có thể lạc quan.

Hai động lực chính của nền kinh tế là đầu tư ng và thu ngân sách chưa có dấu hiệu tăng trưởng gì nhiều trước hàng loạt khó khăn của doanh nghiệp vẫn chưa thể gỡ bỏ dứt điểm trong ngắn hạn. Kết quả giải ngân vẫn quá thấp (20,8%) và thu nội địa chỉ mới đạt 50,51% (10.152 tỷ đồng).

Một lượng lớn vốn có thể góp phần tạo ra sự tăng trưởng cho nền kinh tế hoặc chu chuyển dòng tiền cho doanh nghiệp đầu tư, xây dựng bị đứng trong ngân khố nhà nước.

Cục trưởng Cục Thống kê Lê Quý Đạt cho hay, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Các động lực phát triển kinh tế chuyển biến tích cực, nhưng khó tạo được sự bứt phá mạnh mẽ. Khu vực nông nghiệp ổn định, du lịch dịch vụ thiếu yếu tố đột phá. Doanh nghiệp vẫn còn khó khăn về thị trường.

Giải ngân đầu tư công vẫn còn quá thấp, chưa tạo được động lực phát triển của nền kinh tế

“Sức khỏe nền kinh tế vẫn còn yếu. Một số ngành ng nghiệp phục hồi chậm do sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng, nội lực và năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Thu hút đầu tư thấp. Không có dự án lớn nào đi vào hoạt động, đặc biệt trong ngành ng nghiệp và đầu tư ng, dẫn đến thiếu động lực phát triển mới cho nền kinh tế” - ông Đạt nói.

Không ít câu hỏi đã được đặt ra là làm thế nào để “bảo vệ thành quả mong manh” của nền kinh tế, liệu có lạc quan về độ phát triển sản xuất, kinh doanh của địa phương hay không?

Câu trả lời là có, dựa trên các chính sách liên quan đến nới room tín dụng, giảm thuế giá trị gia tăng, gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt... sẽ giúp cho doanh nghiệp có lực để trụ lại thị trường, có cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Chính quyền, cơ quan quản lý hy vọng chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được ban hành trong nay mai, tạo động lực thúc đẩy cho sự tăng trưởng mạnh của ng nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết chính quyền, cơ quan quản lý sẽ vận dụng hết khả năng để nhận diện, phân tích định danh những yếu tố bất ổn.

Đồng thời nhanh chóng thực thi các chính sách hỗ trợ từ trung ương, tận lực hỗ trợ doanh nghiệp duy trì đà phát triển sản xuất, kinh doanh bằng những hành động cụ thể.

Theo Báo Quảng Nam

https://baoquangnam.vn/kinh-te-6-thang-dau-nam-da-tang-truong-duong-3137222.html


Chia sẻ trên

13/07/2024 | Tác giả: VĨNH LỘC - NGUYỄN TUẤN

Quảng Nam tái cơ cấu ngành công thương để thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tái cơ cấu ngành công thương giai đoạn đến năm 2030 nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của ngành trong tình hình mới.

13/07/2024 | Tác giả: HOÀNG PHÚC

Hoạt động Sở Khoa học và Công nghệ đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra

Chiều ngày 3/7, tại Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng diễn ra Hội nghị sơ kết hoạt động khoa học và công nghệ 6 tháng đầu năm 2024. Ban Giám đốc, đông đảo công chức, viên chức và người lao động Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng dự hội nghị.

13/07/2024 | Tác giả: Phan Sơn

Hội An quy hoạch không gian phát triển thương mại

Theo kế hoạch của UBND TP.Hội An về triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại năm 2024, thành phố sẽ tích hợp quy hoạch không gian phát triển thương mại vào quy hoạch chung của thành phố, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...