Lan tỏa những yêu thương

Lan tỏa những yêu thương

15/07/2024 | Tác giả: Mai Nhân Lượt xem: 111


Thật khó để có thể đong đếm hết những tình cảm yêu thương chân thành, sự sẻ chia đùm bọc giữa muôn vàn khó khăn của các “mẹ đỡ đầu” dành cho đàn con thân yêu của mình trong suốt hành trình hơn 3 năm qua. Thời gian đó tuy chưa dài nhưng cũng đủ minh chứng cho sự chung tay, kề vai của cộng đồng nhằm mang lại cho các em một cuộc sống mát lành, tương lai tươi sáng hơn.

Lan tỏa những yêu thương

Và đó cũng chính là động lực khơi nguồn những cảm xúc vẹn nguyên trong buổi phỏng vấn của phóng viên (P.V) Báo Quảng Bình với bà Diệp Thị Minh Quyết, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh.

- P.V: Thưa bà,“Mẹ đỡ đầu” là chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và được các cấp Hội Phụ nữ trên toàn quốc triển khai hiệu quả. Quảng Bình thực hiện chương trình trong bối cảnh có những khó khăn, thách thức nào?

- Bà Diệp Thị Minh Quyết: Thấu hiểu sự mất mát quá lớn của các con trong đại dịch, tháng 10/2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, sáng kiến “Mẹ đỡ đầu” của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã hình thành và được phát động sâu rộng trong phạm vi cả nước, với mong muốn kết nối những tấm lòng, mang đến cho các em nhỏ mồ i hơi ấm của người mẹ, của tình thân và vòng tay nhân ái, giúp các con có điểm tựa vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Đối với Quảng Bình, mặc dù trẻ mồ i (TMC) do tác động của dịch Covid-19 không nhiều, nhưng qua rà soát, số TMC có hoàn cảnh khó khăn do nhiều nguyên nhân khác lại rất lớn. Tính tại thời điểm bắt đầu triển khai chương trình, trên địa bàn tỉnh có gần 900 TMC có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Khi bắt tay vào thực hiện, hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Nguồn lực huy động ở đâu khi dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sống xã hội; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động cầm chừng, thậm chí thua lỗ? Nhân lực thiếu hụt khi đội ngũ cán bộ hội các cấp bị nhiễm Covid-19 phải cách ly chữa trị…

Nhưng với quyết tâm cao, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tổ chức họp bàn về chủ trương, cách thức triển khai và thống nhất tổ chức sự kiện đầu tiên của chương trình với tên gọi “Mẹ đỡ đầu-Kết nối yêu thương”. Mục tiêu ban đầu là có ít nhất 100 TMC được nhận đỡ đầu. Để đạt được mục tiêu đó, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã khẩn trương ban hành kế hoạch; phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, nội dung chương trình đến các cấp hội, các tầng lớp phụ nữ và cộng đồng. Giao chỉ tiêu vận động, kết nối cho các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị trực thuộc.

Đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao quà cho trẻ mồ côi.

- P.V: Thực tế cho thấy, ng tác truyền thông đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai, vậy Hội LHPN tỉnh đã có những giải pháp đột phá nào để “Mẹ đỡ đầu” được cộng đồng quan tâm, chung sức?

- Bà Diệp Thị Minh Quyết: Xác định truyền thông là một trong những nhân tố “sống còn”, quyết định sự thành ng của chương trình “Mẹ đỡ đầu” nên ngay từ thời gian đầu triển khai, Hội LHPN tỉnh đã chú trọng và dành nhiều sự quan tâm cho ng tác này với những giải pháp đột phá, sáng tạo.

Trước hết, các cấp hội vận dụng tối đa “sức mạnh” của chuyển đổi số để đẩy mạnh truyền thông đa phương tiện, từ các loại hình báo chí truyền thống cho đến hệ thống truyền thanh cơ sở và nhất là chú trọng mạng xã hội với sức ảnh hưởng rộng khắp. Thời gian qua, các cấp hội đã thực hiện 11 phóng sự, chuyên mục, 107 tin, bài chia sẻ câu chuyện “Mẹ đỡ đầu” và trẻ, kết quả thực hiện chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và qua các trang mạng xã hội, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tham gia hưởng ứng. Chính nhờ việc thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động hội đã góp phần đưa chương trình đến gần hơn với cộng đồng, lan tỏa yêu thương.

Năm 2022 và 2023, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp tổ chức 2 chương trình trực tuyến trên sóng QBTV “Mẹ đỡ đầu-Kết nối yêu thương” và “Mẹ đỡ đầu-Chắp cánh ước mơ”. Mới đây, chương trình “Mẹ đỡ đầu-Đồng hành cùng con” năm 2024 đã lan tỏa ý nghĩa chương trình, tạo dấu ấn và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng.

- P.V: Bên cạnh sự hỗ trợ tích cực từ các doanh nghiệp, đơn vị, nhà hảo tâm, các cấp hội trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để gây quỹ cho chương trình. Xin bà chia sẻ thêm về những hoạt động này?

- Bà Diệp Thị Minh Quyết: Vượt qua khó khăn, các cấp hội đã có nhiều cách làm sáng tạo nhằm huy động sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, cộng đồng trong hỗ trợ, nuôi dưỡng, đỡ đầu cho các trẻ em mồ i có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh; 8/8 huyện, thị xã, thành phố, hội phụ nữ các đơn vị lực lượng vũ trang, 151/151 cơ sở hội triển khai hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu”.

Ngoài ng tác vận động, kết nối, các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu chăm sóc, nuôi dưỡng TMC, Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố còn chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện các mô hình: “Thu gom phế liệu xây dựng quỹ tình thương”, “Ngôi nhà xanh”, “Thùng gạo tình thương”, “Nuôi heo vàng ngàn yêu thương”, “Tổ tiết kiệm”, “Biến rác thành tiền”... để tạo nguồn quỹ nhận đỡ đầu TMC.

Để tạo điều kiện cho TMC sau khi tốt nghiệp chương trình THPT có việc làm, ổn định cuộc sống, ngày 18/10/2023, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh xây dựng, ra mắt chương trình “Chắp cánh ước mơ”, theo đó, chỉ đạo Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh ban hành sản phẩm “Chắp cánh ước mơ” giúp TMC được đỡ đầu trong chương trình “Mẹ đỡ đầu” đã tốt nghiệp THPT có nhu cầu du học nghề tại nước ngoài được vay vốn.

- P.V: Thời gian qua, 1.104 TMC đã được 832 mẹ đỡ đầu đồng hành chia sẻ, dìu dắt qua khó khăn. Và bản thân bà cũng là mẹ đỡ đầu của các cháu. Ắt hẳn có những câu chuyện sẻ chia khiến bà nhớ mãi?

 - Bà Diệp Thị Minh Quyết: Đồng hành cùng chương trình “Mẹ đỡ đầu” trong thời gian qua, bản thân tôi dành rất nhiều tình cảm, tâm huyết. Mỗi TMC được đỡ đầu là thêm một lần xúc động, hạnh phúc trước tấm lòng của nhà hảo tâm, sự sẻ chia của cộng đồng và kỳ vọng một tương lai tươi sáng hơn cho các con. Không chỉ đồng hành về vật chất, các mẹ đỡ đầu còn được ví như người mẹ thứ hai”, là chỗ dựa tinh thần vững chãi, dìu con qua nỗi đau mất mát, để con tự tin trong cuộc sống, mạnh mẽ đối mặt với khó khăn, thử thách.

Bản thân tôi cũng đã nhiều lần tham gia hành trình đến với các TMC và là mẹ đỡ đầu của một số cháu, nên có rất nhiều kỷ niệm. Còn nhớ có lần đến nhà TMC tại một vùng khó khăn của huyện Quảng Ninh vào đúng giờ cơm trưa, chúng tôi vào căn bếp nhỏ bé, mở vung nồi thì chỉ thấy vẻn vẹn một ít cơm cháy và một bát nước mắm nhỏ: “Dạ, bữa trưa của con đó ạ!”. Tiếng con nói nhẹ bỗng mà cả đoàn ng tác không khỏi xót xa, thương con biết bao. Và còn nhiều, rất nhiều câu chuyện xúc động khác. Những chuyến đi như thế càng thôi thúc tôi và các chị em hội viên càng phải nỗ lực, quyết tâm hơn để nhiều TMC được đỡ đầu, vơi bớt nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh.

Và cũng phải kể đến những niềm vui, hạnh phúc khi nhận tin vui từ các con, đó có thể là kết quả thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi hay sức khỏe con tốt lên từng ngày, tinh thần tự giác, học tập được nâng cao hơn và tự tin hòa nhập cộng đồng.

- P.V: Vẫn còn hơn 1.100 TMC trên địa bàn tỉnh chưa có mẹ đỡ đầu hỗ trợ, vậy thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ có những giải pháp nào để ngày càng có nhiều em được đồng hành, hỗ trợ trên bước đường tương lai, thưa bà?

- Bà Diệp Thị Minh Quyết: Đó chính là mục tiêu phấn đấu của hội trong quá trình thực hiện chương trình thời gian tới. Để hoàn thành mục tiêu này, Hội LHPN tỉnh nỗ lực tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và tăng cường ng tác phối hợp với các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức xã hội. Bên cạnh đó, hội tiếp tục tăng cường ng tác giám sát, chỉ đạo các cấp hội khảo sát về tình hình TMC, lập sổ theo dõi, nhận tiền hỗ trợ TMC để tiện theo dõi, giám sát; đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, vận động với những cách làm hay, sáng tạo.

Tăng cường thăm hỏi, động viên TMC có hoàn cảnh khó khăn đã được nhận đỡ đầu; kết nối, kêu gọi mẹ đỡ đầu để các TMC đã được nhận đỡ đầu thường xuyên không bị gián đoạn; thường xuyên nắm, báo cáo tình hình trẻ em mồ i có hoàn cảnh khó khăn được nhận đỡ đầu đến các tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, tạo sự gắn kết chặt chẽ. Động viên, khích lệ các mẹ đỡ đầu trực tiếp ở cơ sở, nhất là các chị có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các mẹ đỡ đầu và các con, nhà tài trợ; biểu dương, tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp đối với chương trình.

- P.V: Xin cảm ơn bà vì cuộc phỏng vấn ý nghĩa này!

Theo Báo Quảng Bình

https://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi/202407/lan-toa-nhung-yeu-thuong-2219333/


Chia sẻ trên

15/07/2024 | Tác giả: Bùi Thành

Triển khai đồng bộ các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

Quý I/2023, toàn tỉnh xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 12 người và làm bị thương 17 người. So với cùng kỳ năm 2022, giảm 5 vụ (giảm 21%); giảm 4 người chết (giảm 25%). Kết quả đó là sự nỗ lực đồng bộ, hiệu quả từ nhiều phía. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng TNGT cần sớm có giải pháp xử lý hiệu quả.

15/07/2024 | Tác giả: L.Chi

Giải quyết việc làm cho trên 1.300 lao động nông thôn

Thông tin từ Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Quảng Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay, địa phương đã giải quyết việc làm cho 1.336 lao động; trong đó, có 347 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

15/07/2024 | Tác giả: Thu Nhàn

Tam Đảo phát triển du lịch thông minh

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch đang là xu hướng, vì vậy, huyện Tam Đảo đang từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển du lịch thông minh gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và khai thác tài nguyên bản địa nhằm góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...