Lao động và việc làm

Lao động và việc làm

18/07/2024 | Tác giả: Hồng Lam Lượt xem: 58


Lao động và việc làm là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Kon Tum phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, chất lượng lao động và chất lượng việc làm cần có sự chuyển dịch tích cực hơn.

Lao động và việc làm

Theo Cục Thống kê, lực lượng lao động của tỉnh trong những năm qua tăng cả về quy mô và chất lượng. Đến hết tháng 3/2024, toàn tỉnh có 338.403 người trong độ tuổi lao động, trong đó khu vực thành thị có 105.084 người (chiếm 31,05%), khu vực nông thôn 233.319 người (chiếm 68,95%).

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ chênh lệch không đáng kể. Khi nam giới chiếm 51,41% (173.989 người), và tỷ lệ này ở nữ là 48,59% (164.414 người). Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 99,37% lực lượng lao động (tương ứng 336.255 người) có việc làm.

Tỷ lệ lao động có việc làm giữa hai khu vực thành thị và nông thôn chênh lệch không nhiều. Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm cao hơn khu vực thành thị 0,7 điểm phần trăm (99,58% và 98,88%).

Tỷ lệ lao động thất nghiệp (tính đến tháng 3/2024) toàn tỉnh ở mức 0,63% (tương ứng 2.148 người), giảm 0,22% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh đang ở mức thấp so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên nói riêng và trên cả nước nói chung.

Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao còn thấp. Ảnh: H.L

Nguyên nhân là do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển. Các lĩnh vực sản xuất đều tăng trưởng; nhiều doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất,  tìm kiếm được đơn hàng ổn định; hoạt động du lịch phát triển mạnh, từ đó tạo thêm nhiều việc làm. 

Việc làm là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa tỉnh ta phát triển nhanh và bền vững. Và điều đáng mừng là chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh cũng đã và đang dần chuyển biến tích cực, với tỷ lệ lớn được trang bị kiến thức và kỹ năng, trình độ học vấn cao.

Đáng chú ý là, ngay cả những lao động có nhu cầu tìm việc phổ thông hay xuất khẩu cũng đã có kinh nghiệm và kỹ năng ở lĩnh vực mình đăng ký.

Mặt khác, trên thực tế, chúng ta đang chứng kiến một sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu việc làm hiện nay, từ việc làm năng suất thấp sang việc làm có năng suất cao hơn.

Nếu như trước đây, có khoảng 80% lao động của tỉnh làm việc ở nông thôn và nông nghiệp, chỉ có một tỷ lệ nhỏ làm việc ở các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thì hiện nay đã có hơn 30% làm việc ở thành thị và trong khu vực kinh tế tư nhân.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế trí thức đã và đang tạo ra những việc làm mới có chất lượng. Ảnh: H.L

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế trí thức đã và đang tạo ra những việc làm mới hiện đại, có chất lượng; mang hàm lượng tri thức cao. ng nghệ dần giải phóng lao động, tạo điều kiện để lao động trình độ thấp làm ra được những sản phẩm có giá trị cao hơn.

Ví dụ, cũng là việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng trước đây sử dụng nhân ng phổ thông, dùng sức lực là chủ yếu. Còn hiện nay đòi hỏi khả năng vận hành máy móc; khả năng tham gia và xử lý thông tin thị trường, khách hàng, sử dụng mạng xã hội như một ng cụ kinh doanh.

Tuy nhiên, dù có những chuyển biến như trên nhưng phần lớn việc làm của tỉnh vẫn nằm ở khu vực sản xuất quy mô nhỏ, chất lượng thấp. Điều này có thể thấy rõ qua các Ngày việc làm vài năm gần đây.

Tại Ngày việc làm 2022 (tổ chức vào ngày 12/5) có 49 doanh nghiệp, đơn vị đăng ký nhu cầu tuyển dụng với hơn 5.252 vị trí việc làm trong, ngoài tỉnh, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Gần 800 lao động đến tìm kiếm cơ hội việc làm, trong đó có hơn 100 người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhưng phần lớn trong số đó vẫn muốn tìm việc làm đòi hỏi “tay nghề thấp”, hay việc làm phổ thông, chỉ yêu cầu trình độ học vấn cơ bản.

Hay tại Ngày việc làm năm 2023- được tổ chức ngày 17/5, dù 37 doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh đăng ký nhu cầu tuyển dụng hơn 3.200 vị trí việc làm. Tuy nhiên trình độ đại học chỉ chiếm 163 việc làm, cao đẳng 384 việc làm, trung cấp và sơ cấp 670 việc làm, trong khi lao động phổ thông 1.987 việc làm.

Đặc trưng chính của những việc làm phù hợp lao động phổ thông là có năng suất thấp, mức lương thấp, không được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội, hầu như không có sự đảm bảo về việc làm.

Trình độ thấp của lực lượng lao động có thể cản trở tiến trình hội nhập vào những chuỗi giá trị nhiều lợi nhuận hơn, hoặc những việc làm có giá trị cao hơn trong chuỗi giá trị.

Thách thức hiện nay về lao động và việc làm là làm sao nâng cao chất lượng của các việc làm cũng như trình độ của lực lượng lao động hiện có.

Chúng ta đang có nhiều thuận lợi để thực hiện quá trình này. Như kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục trong những năm gần đây; hệ thống chính sách về phát triển thị trường lao động, đào tạo nghề tiếp tục phát huy tác dụng, đi kèm việc tận dụng các cơ hội có được từ xu hướng phát triển kinh tế số.

Nhưng theo Cục Thống kê, để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi cơ cấu việc làm, từ giản đơn, phổ thông là phổ biến, sang các lĩnh vực đòi hỏi kiến thức, tay nghề cao cần có các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng sự chuyển đổi ngành nghề; đào tạo lại lao động để duy trì việc làm.

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả ng tác đào tạo nghề cho lao động, đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động, nhất là đào tạo các kỹ năng làm việc, tính kỷ luật, tác phong ng nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đổi mới phương thức đào tạo, chú trọng đào tạo nghề phục vụ cho phát triển nông nghiệp ng nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; nghề về quản trị trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; đào tạo đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Và cuối cùng, bản thân người lao động cũng cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; xác định rõ vị trí việc làm và khả năng trúng tuyển trước khi tham gia hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp. 

Theo Báo KonTum

https://www.baokontum.com.vn/xa-hoi/lao-dong-va-viec-lam-40558.html


Chia sẻ trên

18/07/2024 | Tác giả: Đoàn Trọng Đức

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn; là chìa khóa quan trọng để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế (TTKT) từ chiều rộng sang chiều sâu. Sự phát triển mạnh mẽ của KHCN và ĐMST sẽ có tác động tích cực đến đổi mới mô hình TTKT, thể hiện qua việc góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực (lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên,…); thúc đẩy chuyển đổi mô hình TTKT theo hướng tăng dựa vào TFP (Total Factor Productivity

18/07/2024 | Tác giả: Quang Định

Tổ chức “Ngày việc làm năm 2024”

Ngày 16/5, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và các doanh nghiệp tổ chức “Ngày việc làm năm 2024”. Tham dự có trên 350 đoàn viên, thanh niên, học sinh, người lao động trên địa bàn tỉnh.

18/07/2024 | Tác giả: Phúc Thắng

Ứng dụng khoa học-công nghệ trong phát triển sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, được thiên nhiên ban tặng cho hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam. Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã định hướng, hỗ trợ các tổ chức, nhà khoa học thực hiện một số đề tài nghiên cứu, chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc nhằm phát triển nhanh chóng sản phẩm sâm Ngọc Linh.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...