Lý do startup công nghệ giáo dục Việt dễ hút đầu tư

Lý do startup công nghệ giáo dục Việt dễ hút đầu tư

26/06/2024 | Tác giả: vnexpress.net Lượt xem: 213


Theo CEO Vuihoc, các dự án công nghệ giáo dục Việt Nam bền bỉ, có nhiều lợi thế so với nền tảng ngoại, nên ngày càng thu hút.

Lý do startup công nghệ giáo dục Việt dễ hút đầu tư
Ông Đỗ Ngọc Lâm phát biểu tại sự kiện ngày 4/5 ở Hà Nội.

Theo Báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2024 do NIC và Do Ventures công bố tuần trước, giáo dục là mảng nhận số vốn cao kỷ lục 67 triệu USD trong năm 2023, chiếm 12,6% tổng giá trị đầu tư vào các dự án công nghệ ở Việt Nam, và tăng 107% so với năm trước đó. Edtech cũng trở thành một trong hai điểm sáng về thu hút đầu tư công nghệ tại Việt Nam, cùng với mảng công nghệ y tế.

Tại lễ ký kết hợp tác về giáo trình Toán tư duy của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày 4/5, ông Đỗ Ngọc Lâm, nhà đồng sáng lập và CEO Vuihoc cho rằng thị trường công nghệ giáo dục tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhờ phụ huynh Việt cởi mở hơn với công nghệ, đồng thời ứng dụng AI, sự bản địa hóa giúp nền tảng Việt có lợi thế so với nền tảng nước ngoài.

Theo ông Lâm, trong giai đoạn Covid-19, các dự án Edtech nở rộ, nhưng Việt Nam không thu hút được nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên sau khi dịch kết thúc, các startup Edtech Việt đã chứng tỏ được sự bền bỉ khi tiếp tục phát triển dù việc học trực tiếp đã quay trở lại.

"Đây là một điểm cộng lớn trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu. Từ đó, dòng vốn bắt đầu chảy vào các startup Edtech Việt Nam hậu đại dịch", ông Lâm nhận định.

Từng trải qua nhiều vòng gọi vốn, trong đó lần gần nhất được 6 triệu USD năm ngoái, CEO Vuihoc cho rằng có hai yếu tố đưa Việt Nam trở thành môi trường phù hợp để Edtech phát triển. Đầu tiên, ông đánh giá phụ huynh Việt quan tâm đến việc giáo dục con cái. Yếu tố thứ hai là nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tầng lớp trung lưu tăng lên nhanh chóng, kéo theo cầu về giáo dục gia tăng.

Về việc cạnh tranh các đối thủ ngoại, ông cho rằng lĩnh vực giáo dục luôn cần sự bản địa hóa sâu sắc, đòi hỏi mỗi Edtech phải thực sự hiểu về văn hóa, tập quán học tập, cách thi cử và nhu cầu của người dùng. Đây là điều không dễ để các giải pháp Edtech ngoại có thể tham gia vào thị trường Việt Nam.

Trước đây, các Edtech nước ngoài có thể có lợi thế hơn về nguồn vốn, công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, đặc biệt sau sự ra đời của AI tạo sinh như ChatGPT, việc ứng dụng công nghệ ngày càng dễ dàng và công bằng cho tất cả.

"Edtech Việt Nam sẽ có lợi thế hơn nhờ hiểu được văn hóa, cách thức vận hành hệ thống giáo dục Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để Edtech Việt chiếm lĩnh được thị trường", CEO này nói, cho biết một trong những trọng tâm của công ty là đầu tư cho công nghệ, đặc biệt là AI.

Theo ông Lâm, AI được ứng dụng trong nhiều hoạt động về giáo dục, như để nhận diện giọng nói khi học tiếng Anh, từ đó đưa ra nhận xét cho học sinh theo thời gian thực. Hay với việc phân tích khuôn mặt, Edtech cũng có thể nhận định được các em có tập trung vào bài giảng hay không để đưa ra những nhắc nhở phù hợp.

Về việc tích hợp chương trình Toán dư duy dành cho trẻ 4-11 tuổi của Creverse từ Hàn Quốc, đại diện Vuihoc cho biết đây là bước tiếp theo của startup này trong việc đẩy mạnh phát triển kỹ năng về Toán và tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam. Giáo trình được xây dựng theo hướng phát triển năm bậc tư duy, gồm cơ bản, logic, sáng tạo, toán học, phản biện và giải quyết vấn đề.

"Chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục hỗ trợ học sinh đạt được những mục tiêu trong học tập và cuộc sống. Vì vậy, việc hợp tác với công ty Edtech Việt Nam là một bước tiến để đạt mục tiêu này", bà Sidney Lee, Giám đốc Kinh doanh toàn cầu của Creverse, nói tại sự kiện.

Theo báo Thái Bình

https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/218/198737/ly-do-startup-cong-nghe-giao-duc-viet-de-hut-dau-tu


Chia sẻ trên

26/06/2024 | Tác giả: Minh Hương

Tạo đòn bẩy đưa Thái Bình phát triển

Xác định công tác xúc tiến đầu tư (XTĐT) có ý nghĩa quan trọng tạo đòn bẩy đưa Thái Bình trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, từ đó tạo bước phát triển đột phá vươn lên, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.

26/06/2024 | Tác giả: nhandan.vn

Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%).

26/06/2024 | Tác giả: Trương Thị Hồng Hạnh

Văn hóa, thể thao và du lịch Thái Bình: Gặt hái nhiều thành quả trong điều kiện bình thường mới

Với phương châm “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, năm 2022, công tác văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến rõ rệt và hoạt động sôi động trở lại. Nhiều giá trị văn hóa, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình tốt đẹp, gương người tốt, việc tốt tiếp tục được nhân rộng và phát huy. Đoàn thể thao Thái Bình tham gia thi đấu trong nước và quốc tế với quyết tâm cao, đạt nhiều thành tích, tỏa sáng và ghi dấu ấn lịch sử. Hoạt động du lịch được phục hồi trở lại, đón

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...