Mê mẩn mùa hồng chín rộ ở xứ sở sương mù Đà Lạt

Mê mẩn mùa hồng chín rộ ở xứ sở sương mù Đà Lạt

18/11/2024 | Tác giả: Nguyễn Hoàng Lượt xem: 28


Những vườn hồng đang vào mùa chín rộ với vẻ đẹp riêng biệt tạo nên khung cảnh lung linh sắc màu ở xứ sở sương mù Đà Lạt, khiến du khách quên lối về.

Mê mẩn mùa hồng chín rộ ở xứ sở sương mù Đà Lạt
Khoảng cuối tháng 8 hằng năm, những cây hồng tại TP Đà Lạt bắt đầu kết trái và kéo dài cho đến hết tháng 11,12
Thời điểm này, Đà Lạt tiết trời mát dịu, khi nắng không còn chói chang thì những quả hồng mới bắt đầu chín rộ. Từ xa, trông như những đốm lửa thắp sáng cả một góc trời. (Nguồn: Homestay Đà Lạt)
Những vườn hồng thành điểm lý tưởng cho du khách dừng chân check in và "thẩm" vị ngọt thanh của trái chín.
Nhiều du khách mê mẩn trước vẻ đẹp đầy sắc màu của vườn hồng.
Ở Đà Lạt có rất nhiều vườn hồng hút khách du lịch như: đường Khe Sanh, đèo Mimosa, Triệu Việt Vương hay, các xã, thị trấn: Xuân Trường, D’ran, Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais... Khi đến các điểm trên, từ xa du khách dễ dàng nhìn thấy những cây hồng ở hai bên đường đỏ rực.
Vườn hồng Đà Lạt mỗi thời điểm trong mùa chín đều mang đến một vẻ đẹp riêng biệt, biến đổi theo thời khắc giao mùa.
Khoảng 1 tháng nữa, lá cây hồng gần như rụng hết, chỉ còn lại những cành cây khẳng khiu với vài quả hồng đỏ rực treo lơ lửng như một lời chào khép lại mùa thu yên bình của Đà Lạt.
Hồng vốn là một loại cây ưa khí hậu mát mẻ vùng ôn đới. Có lẽ do hợp thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây nên cây hồng không ngừng phát triển lớn mạnh.
Cây hồng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành trái cây đặc sản được rất nhiều du khách yêu thích khi tới Đà Lạt.
Sản phẩm đầu tiên phải kể đến hồng giòn Đà Lạt, là một loại đặc sản nổi tiếng và hấp dẫn không chỉ bởi sự thơm giòn, thanh ngọt, mà còn bởi sự độc đáo trong cách chế biến khiến trái hồng không hề bị chát. Khi trái hồng vừa già và đang chuyển dần sang màu vàng nhạt, người dân bắt đầu thu hoạch và ủ trong các túi nylon.
Khi tiết trời vào đông, nắng lạnh và khô ráo, lá hồng đổi màu và bắt đầu rụng, những trái hồng cũng chuyển màu cam (thường là khoảng tháng 11 đến hết tháng 12) thì người Đà Lạt bắt đầu làm hồng treo gió.
Hồng vừa chín tới vẫn còn độ cứng được gọt vỏ, để lại cuống và treo lên giàn thành từng chuỗi có khoảng cách đều nhau. Các dây hồng được treo trong nhà kính nhằm tránh mưa, côn trùng, hong nắng và tránh ánh nắng quá gắt chiếu trực tiếp, nhưng vẫn đảm bảo thoáng gió. Sau khoảng 5-7 ngày treo, hồng được xoa bóp nhẹ nhàng đều đặn 2 ngày/lần để tiết mật và trở nên mềm dẻo và dần chuyển màu cam đậm, nâu dần.
Nếu trời nắng đều, thì khoảng 3 tuần là quá trình treo gió hoàn tất, hồng chuyển sang màu nâu mật sẽ được hạ giàn, cắt cuống và đóng gói thành phẩm. Hồng treo gió có độ dai nhẹ, bên trong mềm, lên mật óng ánh, thơm và ngọt hơn cả quả tươi.
Ngoài hồng giòn và hồng treo gió, hồng trái Đà Lạt vẫn được thưởng thức theo 2 cách truyền thống là hồng ủ chín và hồng sấy.

Theo VTC News

https://vtcnews.vn/me-man-mua-hong-chin-ro-o-xu-so-suong-mu-da-lat-ar907825.html


Chia sẻ trên

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...