Mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân huyện Cư M’gar

Mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân huyện Cư M’gar

22/07/2024 | Tác giả: Đỗ Lan Lượt xem: 191


Nếu như trước đây người lao động trên địa bàn huyện Cư M’gar khá e dè với xuất khẩu lao động (XKLĐ) thì nay nhiều hộ đã mạnh dạn vay vốn tín dụng ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm tìm kiếm cơ hội thoát nghèo.

Mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân huyện Cư M’gar

Ông Y Wem Hwing, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, với sự vào cuộc tích cực của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) huyện, cấp ủy, chính quyền các địa phương, số người tham gia XKLĐ tăng so với các năm trước. Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện đã có 184 lao động sang làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc…

Thực tế cho thấy, lao động ra nước ngoài làm việc có thu nhập ổn định, bình quân khoảng từ 20 triệu đồng/người/tháng, thậm chí là 40 - 50 triệu đồng/người/tháng, từ đó đã giúp nhiều gia đình giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Ngoài ra còn giúp người lao động học được tác phong lao động ng nghiệp của nước đến làm việc, sau này trở về nước sẽ là những lao động chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cư M'gar (thứ hai từ phải sang) hỗ trợ gia đình có lao động đi xuất khẩu lao động tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.

Trong căn nhà mới khang trang, kiên cố, chị Nguyễn Thị Thuyết (thị trấn Quảng Phú) vui mừng cho biết, toàn bộ chi phí xây nhà là nhờ số tiền chồng chị - anh Bùi Duy An đi XKLĐ gửi về. Chị cho hay, năm 2017 anh An sang Nhật Bản làm việc theo hợp đồng trong ngành cơ khí, với mức lương hơn 30 triệu đồng/tháng. Mấy năm lao động ở Nhật Bản, gia đình chị đã tích cóp được tiền xây dựng nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt hiện đại và tích lũy để lo cho tương lai. Hiện, anh An đã hết thời hạn hợp đồng làm việc trở về nước và đang có dự định tiếp tục trở lại Nhật Bản làm việc cho ng ty cũ, với thu nhập tốt hơn.

Ở buôn Sah A (xã Ea Tul), vợ chồng chị H’Khô Knul và anh Y Thê Ly Niê là một trong những lao động người dân tộc thiểu số đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi để ra nước ngoài làm việc vào đầu năm 2024, mở ra hướng thoát nghèo cho cả gia đình. Trước đó, vợ chồng chị H’Khô không có việc làm ổn định, đi làm thuê kiếm sống, nuôi hai con nhỏ. Cuộc sống bấp bênh cho đến khi anh chị biết đến kênh XKLĐ nhờ tư vấn của cán bộ xã, huyện. Vợ chồng chị đã gửi con cho ông bà, vay 99 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để sang Nhật Bản làm việc. Đến nay, anh chị đã có tiền gửi về nhà trả nợ và lo cho các con.

Theo Phòng LĐ-TB&XH huyện, hiện nhiều xã trên địa bàn, đơn cử như xã Cư M’gar thời gian gần đây, số lao động có nhu cầu xuất khẩu để tìm việc làm, tăng thu nhập đang có xu hướng tăng. Một số lao động đã mạnh dạn vay vốn từ sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Y Suinh Byă, Trưởng buôn Trắp (xã Cư M’gar) cho biết, buôn có hơn 120 hộ gia đình, chủ yếu sống bằng nghề nông. Để cải thiện cuộc sống, có 2 lao động vay vốn XKLĐ, còn 1 lao động đang làm thủ tục để đi làm việc ở Nhật Bản. Gần một năm nay, các lao động ra nước ngoài làm việc mỗi tháng đều gửi về cho gia đình hơn 15 triệu đồng/người để gia đình trang trải cuộc sống, sửa sang nhà cửa. Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào giải quyết việc làm, XKLĐ, bà con được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Các đoàn thể trong buôn tiếp tục tuyên truyền, phổ biến để bà con hiểu, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu  giúp nhiều gia đình cải thiện thu nhập, góp phần giảm nghèo.

Ông Y Suinh Byă (bìa trái), Trưởng buôn Trắp (xã Cư M’gar) phối hợp cùng chính quyền địa phương, cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện nắm bắt tình hình gia đình có người thân xuất khẩu lao động.

Ông Trần Tiến Ngọc, Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện cho hay, XKLĐ không chỉ góp phần giảm nghèo ở địa phương mà còn là cơ hội để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, các ngành chức năng liên quan của huyện đã chú trọng hỗ trợ, hướng dẫn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Để đạt kết quả như kỳ vọng, huyện tiếp tục cử cán bộ về các thôn, buôn tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về XKLĐ; thống kê, rà soát lao động có nhu cầu, nguyện vọng ra nước ngoài làm việc để hướng dẫn tư vấn, hỗ trợ phù hợp.

Đặc biệt, phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải quyết kịp thời thủ tục hỗ trợ người lao động có nhu cầu vay vốn XKLĐ. Cùng với đó, kết nối với doanh nghiệp có chức năng XKLĐ uy tín tư vấn, hướng nghiệp, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với năng lực, đúng pháp luật.

Theo Báo Đắk Lắk

https://www.baodaklak.vn/xa-hoi/202407/xuat-khau-lao-dong-mo-ra-co-hoi-thoat-ngheo-cho-nguoi-dan-huyen-cu-mgar-2331209/


Chia sẻ trên

22/07/2024 | Tác giả: Đình Đối

Sáng rõ bức tranh du lịch huyện Lắk

Bức tranh du lịch huyện Lắk đang từng bước khởi sắc, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến nghỉ dưỡng, tham quan và trải nghiệm.

22/07/2024 | Tác giả: Mai Sao

Những sứ giả kết nối đại ngàn

Bằng việc tận dụng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram, TikTok… và năng khiếu, đam mê của mình, nhiều bạn trẻ đã quảng bá, giới thiệu những nét đẹp văn hóa, thiên nhiên, nông sản… của Đắk Lắk đến khắp mọi miền đất nước.

22/07/2024 | Tác giả: Thu Thảo - Mai Sao

Sôi động mùa du lịch hè

Mùa hè được xem là "thời điểm vàng" du lịch. Để thu hút du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghỉ dưỡng đòi hỏi những người làm du lịch có sự linh hoạt và sáng tạo trong triển khai xây dựng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới và đặc sắc, kích cầu du lịch cũng như lựa chọn phương thức xúc tiến, quảng bá phù hợp để tiếp tục thúc đẩy được hoạt động du lịch trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...