Một tỉnh sát vách Hà Nội sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương năm 2050: Sở hữu nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử cao, đậm nét đặc trưng của thôn quê Bắc Bộ

Một tỉnh sát vách Hà Nội sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương năm 2050: Sở hữu nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử cao, đậm nét đặc trưng của thôn quê Bắc Bộ

08/12/2023 | Tác giả: Hải Yến Lượt xem: 265


Tầm nhìn 2050 nêu rõ mục tiêu tỉnh này sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương gồm 8 quận và là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia.

Một tỉnh sát vách Hà Nội sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương năm 2050: Sở hữu nhiều công trình kiến trúc mang giá trị lịch sử cao, đậm nét đặc trưng của thôn quê Bắc Bộ

Tầm nhìn 2050, tỉnh Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 8 quận

Phát biểu tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, tỉnh Hưng Yên triển khai lập quy hoạch tỉnh theo phương pháp tích hợp theo Luật Quy hoạch có sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương; các tỉnh, thành phố trong vùng và kế thừa kinh nghiệm trong nhiều năm.

Quan điểm phát triển của Tỉnh trong thời gian tới là phát triển dựa vào khai thác các lợi thế về vị trí địa lý của Tỉnh; phát triển nhanh, tạo bước đột phá trên cơ sở thu hút các nhà đầu tư lớn, hình thành các khu chức năng quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại; phát triển bền vững, bao trùm, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với quá trình hội nhập quốc tế; phát triển Hưng Yên theo hướng đô thị xanh, thông minh, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước phát triển hài hòa các tiểu vùng của Tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Dự thảo Quy hoạch đưa mục tiêu, đến năm 2037, tỉnh Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 3 quận, 2 thành phố, 5 thị xã, phát triển các đô thị Văn Giang, Mỹ Hào, Hưng Yên là các quận mới của thành phố, trong đó điều chỉnh tên gọi Thành phố Hưng Yên hiện hữu là quận Phố Hiến.

Tầm nhìn đến năm 2050, Hưng Yên là thành phố trực thuộc Trung ương gồm: 8 quận là Văn Giang, Mỹ Hào, Phố Hiến, Văn Lâm, Yên Mỹ, Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu; 2 thị xã là thị xã Tiên Lữ, thị xã Phù Cừ. Là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia, là đô thị Xanh - Thông minh, có Bản sắc và có tính Tiên phong, dẫn dắt các hoạt động Đổi mới Sáng tạo; là một trong những động lực phát triển quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ; Trung tâm Du lịch Văn hóa - Lịch sử có thương hiệu của cả nước và quốc tế.

Vùng đất mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Bắc Bộ

Về tổ chức không gian phát triển và hiện thực hóa các định hướng trong Quy hoạch Tỉnh, Hưng Yên lựa chọn mô hình “mạng lưới” đa cực tích hợp, dựa trên cấu trúc khung phát triển gồm 2 vùng, 2 hành lang, 5 trục và 3 trung tâm.

Cụ thể, về dịch vụ, tập trung phát triển các dịch vụ đào tạo bậc cao, đào tạo nghề, đưa Hưng Yên trở thành địa điểm du lịch trong ngày và cuối tuần dành cho người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đến tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề, vườn hoa, cây ăn quả và các loại hình du lịch mua sắm, vui chơi - giải trí.

Đối với đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch, các thành viên Hội đồng thẩm định và các chuyên gia cũng đề nghị cân nhắc bổ sung nội dung nhận diện, đánh giá và dự báo tính chất và mức độ ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động quy hoạch tỉnh Hưng Yên đến hiện trạng môi trường di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa, đến các khu, điểm du lịch để đưa ra định hướng tổng quát về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch.

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng nước ta, với thành phố Hưng Yên nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km về phía đông nam và được biết đến như một vựa lúa lớn nhất của khu vực miền Bắc. Du lịch Hưng Yên không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những dãy núi cao hùng vĩ, những bãi biển trong xanh với bờ cát trắng trải dài nhưng Hưng Yên lại sở hữu những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm giá trị lịch sử và vẻ đẹp yên bình đậm nét thôn quê trong mùi thơm của lúa mới đã níu chân du khách.

Thời tiết ở Hưng Yên cũng có 2 mùa mưa và mùa nắng, du khách có thể đến Hưng Yên vào bất kì thời điểm nào của mùa nắng và hạn chế đi vào mùa mưa từ tháng 4 - 10.

Mùa nắng ở Hưng Yên đẹp tuyệt vời với khung cảnh đẹp bình dị của làng quê Bắc Bộ và không khí nhộn nhịp của nhiều lễ hội hấp dẫn như: lễ hội đền Mẫu, lễ hội đền hóa Dạ, đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch…

Nếu bạn yêu thích khám phá những vùng đất mới và hứng thú với việc tìm hiểu văn hóa thì Hưng Yên chính là điểm dừng chân phù hợp cho chuyến đi sắp tới.

1. Đền Chử Đồng Tử

Đề cập đến một trong những truyền thuyết cổ xưa nhất, câu chuyện về Chử Đồng Tử, nổi tiếng và lưu truyền từ lâu. Hưng Yên sở hữu hai đền thờ Chử Đồng Tử, là Đa Hòa và Dạ Trạch, được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đặc biệt, Đa Hòa nổi bật với kiến trúc độc đáo và Bách thọ gốm trạm trổ.

2. Làng Nôm - Quần thể làng cổ nhất Việt Nam

Được mệnh danh là một trong những địa điểm "check-in" tại Hưng Yên, làng Nôm là ngôi làng có tuổi đời lâu nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ. Khám phá làng Nôm mang đến những hình ảnh quen thuộc với cây đa, bến nước, và những mái nhà tranh. Mỗi kiến trúc ở làng Nôm là một tác phẩm nghệ thuật với niên sử hàng trăm năm.

3. Chùa Phúc Lâm - Ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị

Với kiến trúc dát vàng, Chùa Phúc Lâm tạo ấn tượng mạnh mẽ. Vẻ đẹp lộng lẫy vàng rực rỡ của ngôi chùa khiến du khách bị cuốn hút. Khám phá những kiến trúc ấn tượng và khung cảnh bình yên tại đây là trải nghiệm đáng nhớ.

>> Ngôi chùa dát vàng ở Việt Nam được mệnh danh "Thái Lan thu nhỏ": Cổ tự hơn trăm năm tráng lệ, uy nghi, nằm trên đất 4ha, chỉ cách Hà Nội 1 giờ đi xe máy

4. Làng hương Cao Thôn - Trải nghiệm nghề làm hương truyền thống

Cao Thôn là làng nghề làm hương truyền thống lớn nhất Việt Nam. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hàng hương đẹp mắt và trải nghiệm quy trình sản xuất. Nghề làm hương tại làng Cao Thôn không chỉ là nghề truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua thời gian.

5. Phố Hiến - Thương cảng lâu đời nhất cả nước

Nổi tiếng với thương cảng lâu đời nhất cả nước, Phố Hiến mang đến không gian cổ kính với những ngôi nhà cổ, mái đình làng và cây đa trăm tuổi. Đến Phố Hiến, du khách có thể khám phá cảnh đẹp tĩnh lặng và thưởng thức các món ngon đặc sản.

6. Cánh đồng hoa Cúc Chi

Hưng Yên nổi tiếng với cánh đồng hoa Cúc Chi, đặc biệt vào tháng 12 khi hoa cúc nở rộ, tô điểm cho vùng đất dịu dàng. Khám phá cánh đồng hoa cúc vàng rực rỡ là trải nghiệm độc đáo và lãng mạn.

7. Làng Thủ Sỹ - Nghề đan lát truyền thống

Làng Thủ Sỹ giữ vẻ đẹp cổ xưa, là không gian yên bình đậm chất quê hương. Du khách có cơ hội trải nghiệm nghề đan lát truyền thống và nghe các câu chuyện đầy thân thương về làng xóm.

8. Làng nghề Tương Bần - Món ngon trứ danh

Theo Người quan sát

https://nguoiquansat.vn/mot-tinh-sat-vach-ha-noi-se-len-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-nam-2050-so-huu-nhieu-cong-trinh-kien-truc-mang-gia-tri-lich-su-cao-dam-net-dac-trung-cua-thon-que-bac-bo-101956.html


Chia sẻ trên

08/12/2023 | Tác giả: Trúc Ly

Thông tươi Noel nhập ngoại loạn giá

Nhiều người lựa chọn trang trí nhà cửa dịp Giáng sinh bằng cành thông tươi thay vì thông giả như những năm trước. Giá bán thông tươi bị "thổi" lên đáng kể.

09/12/2023 | Tác giả: Dy Khoa

Một mặt hàng Việt Nam có thể đạt mức giá cao nhất lịch sử nhưng vì sao bị dự đoán lượng xuất khẩu giảm?

Giá mặt hàng này ở đầu niên vụ 2023/2024 ở mức cao nhất trong lịch sử, dự kiến giá sẽ tiếp tục tăng và có thể lên cao nhất thế giới trong năm 2024.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...