Mua đất để dành, phân lô bán nền - Những điều không thể ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới

Mua đất để dành, phân lô bán nền - Những điều không thể ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới

08/04/2022 | Tác giả: Băng Băng Lượt xem: 288


Mỹ đã áp dụng thuế bất động sản được 226 năm, trong khi nhiều nước trên thế giới cũng làm tương tự để chống đầu cơ nhà đất.

Mua đất để dành, phân lô bán nền - Những điều không thể ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới

Trong khi nhiều đại gia bất động sản Châu Á làm giàu nhờ phân lô bán nền còn người dân đua nhau mua đất để dành, qua đó đẩy giá nhà tăng nóng thì điều này lại là điều phi thực tế tại Mỹ.

Nguyên nhân vô cùng đơn giản, người sở hữu bất động sản tại Mỹ sẽ phải đóng nhiều loại thuế kể cả khi họ bỏ hoang không có thu nhập. Hệ quả là từ một tài sản, những khu đất bỏ hoang có thể trở thành tiêu sản hay gánh nặng cho người sở hữu tại Mỹ.

Khó để dành vì thuế

Tại Mỹ, người mua bất động sản sẽ phải thanh toán nhiều loại thuế liên bang và tiểu bang. Thậm chí tại một số khu vực, người sở hữu nhà đất sẽ phải chi trả thêm một số loại thuế và phí khác như thuế phát triển cơ sở hạ tầng hay phí hiệp hội dân cư... nhằm phát triển trường học, bệnh viện.

Thuế liên bang sẽ đồng nhất trên toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ trong khi thuế tiểu bang sẽ tùy từng khu vực. Ví dụ như ở bang California là 1% thuế trên tổng giá trị căn nhà (tính theo giá mua), nhưng con số này lại là 3% ở Texas nhưng giá nhà ở đây lại rẻ hơn California.

Theo các chuyên gia, thuế đất tương đối cao cùng với sự nghiêm khắc khiến câu chuyện mua nhà để dành làm của cải tích trữ hay làm quỹ đất để phân lô bán nền là điều phi thực tế tại Mỹ. Nếu không đóng thuế, chủ sở hữu sẽ bị phạt, nếu không đóng phạt thì chính phủ sẽ đưa khoản nợ đó vào hồ sơ giao dịch để khấu trừ khi bán nhà.

Nếu trong 3-5 năm mà chủ sở hữu vẫn chưa bán thì khu bất động sản đó sẽ bị đem đi bán đấu giá, thường là bằng đúng số tiền thuế mà nhà nước cần thu, đôi khi là chỉ vài nghìn USD cho một mảnh đất đắc địa.

Ngoài ra khi mua nhà ở Mỹ, người mua sẽ không phải trả thuế mua bán hay chuyển nhượng mà chỉ thanh toán các lệ phí hay thuế phụ khác qua công ty pháp lý. Thông thường những khoản lệ phí này sẽ vào khoảng 0,5% giá bán.

Tuy nhiên người bán sẽ phải đóng thuế lợi tức khi chuyển nhượng, thông thường vào khoảng 12-18% giá trị lợi nhuận ròng của khu đất.

Bất kể có dùng để ở, kinh doanh hay bỏ hoang thì người sở hữu bất động sản tại Mỹ sẽ phải thanh toán thuế nhà đất, thông thường là vào khoảng 1-5%/năm tùy từng tiểu bang. Ngoài ra họ còn phải chịu thuế lợi tức nếu phát sinh lợi nhuận từ khu đất, vào khoảng 12-20% lợi nhuận ròng.

Mua đất để dành hay bỏ hoang là điều khó thực hiện bởi thuế bất động sản

Trong trường hợp người mua vay tiền ngân hàng thì lãi suất tiền vay sẽ được khấu trừ vào lợi nhuận phát sinh từ khu đất, qua đó giảm số tiền đóng thuế của chủ sở hữu. Đây là một trong những lý do chính khiến nhiều đại gia bất động sản Mỹ như tỷ phú Donald Trump vay tiền ngân hàng dù họ chẳng thiếu vốn.

Tiếp đó, những người mua bán bất động sản sẽ còn phải đóng thuế thu nhập rất cao. Ví dụ như ở bang California, người kinh doanh bất động sản kiếm lời ngoài việc phải đóng thuế thu nhập liên bang 11-30% thì phải đóng thêm thuế thu nhập tiểu bang là 3,33%.

Hệ quả là thay vì mua đi bán lại đầu cơ, việc xây dựng phát triển dự án trên khu đất đôi khi lại cho lời nhiều hơn. Chính vì vậy mà ngay cả tỷ phú bất động sản Donald Trump cũng khuyên mọi người nên mua và giữ bất động sản hơn là lướt sóng đầu cơ. Theo tỷ phú Trump, mọi người nên có niềm tin vào bất động sản và chỉ nên bán khi thời cơ thực sự chín muồi.

Thế giới đánh thuế bất động sản

Tại Mỹ, chuyện đánh thuế bất động sản chống để dành đất đã tồn tại được 226 năm, bắt nguồn kể từ năm 1796 khi Mỹ vẫn còn là thuộc địa của Anh. Trải qua nhiều thăng trầm, việc đóng thuế bất động sản vẫn luôn song hành cùng lịch sử nước Mỹ khi người sở hữu nhà đất phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

Không riêng gì Mỹ, rất nhiều nước cũng đánh thuế bất động sản, qua đó ngăn chặn tình trạng đầu cơ để dành nhà đất. Tại Anh, thuế dành cho bất động sản được chia làm hai loại bao gồm thuế dành cho nhà thứ nhất và thuế dành cho nhà thứ hai trở đi. Trong đó thuế cho căn nhà đầu tiên khá nhẹ, chỉ vào khoảng 2% nếu giá trị trên 125.000 Bảng. Nếu dưới con số này thì sẽ được miễn thuế.

Đối với giới nhà giàu và kinh doanh bất động sản, thuế cho căn nhà thứ 2 trở đi sẽ tính lũy tiến 5 bậc dựa trên giá nhà nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ.


Thuế bất động sản là chuyện đương nhiên ở nhiều quốc gia

Tại Singapore, nhà có giá trị dưới 8.000 USD được miễn thuế còn nếu vượt là 4-16%. Đặc biệt thuế bất động sản với nhà đất bỏ hoang là 10-20%.

Ở Phần Lan, mức thuế bất động sản là khoảng 1,2-2% nhưng đất thương mại vượt mức 29.200 USD sẽ chịu mức thuế gấp 1,3 lần.

Tại Hàn Quốc, mức thuế bất động sản cũng dao động tùy mục đích sử dụng. Ví dụ nếu dùng đất kinh doanh cho những hoạt động xa xỉ như xây sân golf hay resort hạng sang sẽ phải chịu 4%, trong khi với nhà thông thường chỉ là 0,1-0,4%.

Tại Lào, thuế bất động sản sẽ dao động trong khoảng 0-24% tùy mục đích sử dụng đất.

Tương tự, hàng loạt quốc gia từ Indonesia (0,5%) cho đến Thụy Sĩ (0,5-3%), Hy Lạp (0,3-0,8%) cũng đều áp thuế bất động sản.

Theo Nhịp sống kinh tế

http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/mua-dat-de-danh-phan-lo-ban-nen-nhung-dieu-khong-the-o-my-va-nhieu-nuoc-tren-the-gioi-520227416269811.htm


Chia sẻ trên

05/04/2022 | Tác giả: Đức Nam

Góc thị trường xe nhà người ta: 2 đại lý Nissan bị phạt 11 tỷ đồng vì bán ‘bia kèm lạc’

Tại thị trường Việt Nam, tình trạng bán xe "bia kèm lạc" cũng diễn ra hết sức phổ biến và người dùng mong mỏi có những biện pháp xử lý thích hợp từ các cơ quan chức năng.

09/04/2022 | Tác giả: Xuân Quỳnh-Nguyễn Quang

FE credit: Thế lực nào đang “chống lưng” để FE cho vay với lãi suất “cắt cổ”?

Bài 1: Lãi suất cao có vi phạm quy định của pháp luật? (CHG) FEcerdit áp dụng lãi suất cho vay tiêu dùng rất cao có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật; chưa minh bạch trong hoạt động cho vay đối với khách hàng gây hiểu nhầm, dẫn đến nhiều vụ việc tranh chấp phức tạp.

07/04/2022 | Tác giả: Hồng Cẩm

Du khách muốn vía Bà Chúa Xứ phải bỏ tiền mua vé tham quan!

Thời gian qua nhiều du khách hành hương về Châu Đốc (An Giang) để vía Bà Chúa Xứ cúng lễ và người dân các địa phương lân cận bức xúc vì đi qua khu vực "Khu du lịch quốc gia Núi Sam" phải bỏ tiền mua vé, dù không tham quan du lịch!

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...