Nho Quan phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

Nho Quan phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương

27/11/2023 | Tác giả: Huy Hoàng Lượt xem: 256


Thời gian qua, huyện Nho Quan đã quan tâm phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị và phát triển kinh tế nông thôn.

Nho Quan phát triển sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương
Nhiều sản phẩm cơm cháy Đại Long trở nên quen thuộc đối với khách du lịch.

Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Long, xã Xích Thổ là một trong những đơn vị đầu tiên được tỉnh hỗ trợ chuẩn hóa sản phẩm OCOP. Với sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành, năm 2020, sản phẩm cơm cháy chà bông Xích Thổ và cơm cháy siêu ruốc được xếp hạng OCOP 4 sao. Khi được công nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm sản xuất ra đến đâu được tiêu thụ hết đến đó, nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Thị Thủy, Phó Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Long cho biết: Hiện Công ty đã sản xuất hơn 40 sản phẩm làm từ cơm cháy. Trong đó có một số sản phẩm mới gần đây được sản xuất, phục vụ cho đa dạng đối tượng, lứa tuổi, giới tính người tiêu dùng, như: Cơm cháy siêu ruốc, cơm cháy gạo lứt, cơm cháy vị muối vừng, rau củ...

Trung bình mỗi năm, Công ty cung ứng ra thị trường gần 60 tấn cơm cháy, tạo việc làm ổn định cho gần 20 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân từ 6-7 triệu đồng/người/tháng. Có khoảng 30% sản phẩm cơm cháy của Công ty được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh, còn lại phân phối đi các tỉnh, thành phố, giới thiệu và bày bán tại các siêu thị, gian hàng, trạm dừng nghỉ... 

Hiện nay, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Đại Long đang xây dựng 2 sản phẩm cơm cháy đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao, gồm cơm cháy chà bông Ninh Bình vàng và cơm cháy khô Ninh Bình vàng - đây là những sản phẩm hiện đã đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Mục tiêu của Công ty là ngoài mở rộng thị trường trong nước, còn hướng tới thị trường nước ngoài, trước mắt là các nước Đông Nam Á. Hiện một số sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu ủy thác sang thị trường Úc... Thực tế, các tiêu chuẩn theo chứng nhận OCOP đã tạo thêm cơ hội để chắp cánh thương hiệu, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa. 

Phát huy thế mạnh của địa phương là có Vườn quốc gia Cúc Phương-khu rừng nguyên sinh có thảm thực vật vô cùng phong phú với nhiều loài hoa quý, trong đó có các loại cây trà hoa vàng Cúc Phương, để bảo tồn, phát triển loại trà quý hiếm này, Công ty TNHH dược liệu Vũ Gia (Công viên trà hoa vàng Ninh Bình) đã xây dựng vùng nguyên liệu và định hướng trà hoa vàng là sản phẩm đặc trưng không chỉ của huyện Nho Quan mà còn của tỉnh Ninh Bình. 

Một số sản phẩm trà hoa vàng của Công TNHH dược liệu Vũ Gia.

Ông Phạm Tiến Duật, Phó Giám đốc Công ty TNHH dược liệu Vũ Gia, xã Gia Lâm cho biết: Hiện Công viên trà hoa vàng đã sưu tầm bảo tồn được 32 loài trà hoa vàng của Việt Nam. Trong đó, chiếm chủ yếu và diện tích nhiều hơn cả là giống trà hoa vàng Cúc Phương, với diện tích trên 6,9ha vùng nguyên liệu. Đây cũng là vùng trồng trà hoa vàng đầu tiên và với diện tích lớn nhất trong cả nước.

Đến nay, Công ty TNHH dược liệu Vũ Gia đã có 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh, đó là: Trà hoa vàng 50g; trà hoa vàng mạn hảo 30g; trà hoa vàng Cúc Phương 20g; trà hoa vàng Vũ Gia 20g và cao Đinh Lăng. Năm 2023, Công ty tiếp tục sản xuất các sản phẩm trà hòa tan và liên kết sản xuất mỹ phẩm chiết xuất từ trà hoa vàng (như nước chưng cất, dầu tẩy trang, sữa rửa mặt, kem chống nắng, tinh chất....) bước đầu cho thấy hiệu quả và nhận được sự ủng hộ, tin tưởng, phản hồi tích cực của khách hàng.

Thời gian tới, để tiếp tục nâng hạng sản phẩm OCOP, Công ty TNHH dược liệu Vũ Gia quan tâm mở rộng vùng nguyên liệu (năm 2023 sử dụng 2 tấn nguyên liệu, năm 2024 sử dụng 3 tấn nguyên liệu, bằng việc mở rộng thêm nguồn nguyên liệu trồng trong nhân dân địa phương); chuẩn hóa khâu chọn giống, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cấp về mẫu mã, chế biến theo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm..., không ngừng mở rộng thị trường trong nước và tiếp cận thị trường quốc tế. Qua đó giúp khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, lan tỏa thương hiệu sản phẩm không chỉ của huyện Nho Quan mà còn cho tỉnh Ninh Bình.

Ông Bùi Văn Thể, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nho Quan cho biết: Thời gian qua, trên cơ sở khảo sát, đánh giá các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huyện Nho Quan đã tập trung phát triển sản phẩm OCOP theo các nhóm hàng hóa, bao gồm: Thảo dược, thực phẩm, đồ uống... Từ đó quan tâm định hướng, tư vấn, giúp chủ thể nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm theo hướng chuẩn hóa chất lượng… nhằm phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử, làng nghề truyền thống của địa phương.           

Trong quá trình triển khai, cùng với quan tâm phát triển vùng nguyên liệu, chế biến sản phẩm, xây dựng sản phẩm mới, huyện Nho Quan cũng tạo điều kiện và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn và phát huy vai trò của các làng nghề, sản phẩm đặc sản, đặc hữu nhằm nâng cao giá trị nông sản. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện văn hóa, du lịch, các sàn thương mại điện tử, kênh bán hàng trực tuyến… để lan tỏa các sản phẩm đặc thù, độc đáo, đặc sắc của địa phương đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đến nay, huyện Nho Quan có gần 20 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao. Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã và đang được huyện Nho Quan tập trung thực hiện, trong đó có sự ủng hộ, tạo cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ, vận động các chủ thể mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đến tay người tiêu dùng, từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. 

Thông qua đó từng bước thay đổi nhận thức, tư duy của các chủ thể trong phát triển sản phẩm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu theo đặc trưng vùng miền, tiếp thêm động lực thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa, gắn với hình thành chuỗi giá trị bền vững, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP được xây dựng không chỉ là đặc sản, đặc trưng riêng có, mà còn trở thành thương hiệu, sứ giả quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa của từng địa phương, hướng đến phục vụ và phát triển du lịch tại địa phương.

Theo báo Ninh Bình

https://baoninhbinh.org.vn/nho-quan-phat-trien-san-pham-ocop-tu-the-manh-dia-phuong/d20231116165939823.htm


Chia sẻ trên

27/11/2023 | Tác giả: PV

Công an TP Bắc Giang phạt “nguội” 87 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Từ ngày 21 đến ngày 24/11, qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an TP Bắc Giang đã phát hiện và thực hiện xử phạt “nguội” đối với 87 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.

27/11/2023 | Tác giả: PV

Gần trăm lô đất đấu giá ở Bắc Giang bị bỏ cọc hàng chục tỷ đồng

90 lô trúng đấu giá ở các huyện Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa của Bắc Giang đã đến hạn nộp tiền sử dụng đất nhưng bị khách hàng bỏ cọc với số tiền hàng chục tỷ đồng.

27/11/2023 | Tác giả: PV

Nhức nhối xe khách trá hình

Bằng nhiều phương thức hoạt động tinh vi, “lách luật”, các loại xe khách trá hình, xe hợp đồng nhưng chạy như tuyến cố định, xe tiện chuyến, xe ghép… đang làm phức tạp thêm tình hình trật tự an toàn giao thông, vận chuyển hành khách. Các doanh nghiệp (DN) hoạt động đúng quy định bị các loại xe này đe dọa lấy mất thị phần, ngân sách nhà nước thất thu, khách đi xe không được bảo đảm quyền lợi.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...