Nông dân Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Nông dân Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

28/11/2023 | Tác giả: Phạm Công Lượt xem: 94


Những năm qua, các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đã tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm sức lao động, giảm chi phí đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản.

Nông dân Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Theo đó vào tháng 8, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với phường Phong Hải, TX Quảng Yên tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật ứng dụng công nghệ thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp (phun thuốc bảo vệ thực vật, bón phân...). 

Tham dự lớp tập huấn, học viên là nông dân của phường được các chuyên gia trao đổi về các loại thiết bị bay đang ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Tuân (khu 6, phường Phong Hải, TX Quảng Yên) cho biết, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đã hoạt động hỗ trợ có ý nghĩa đối với người nông dân. Nhất là trong xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại như hiện nay, việc chuyển đổi phương thức sản xuất hiện đại chính là động lực quan trọng để người nông dân yên tâm bám đồng và phát triển nông nghiệp hiệu quả. 

Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh hướng dẫn người dân phường Phong Hải, TX Quảng Yên sử dụng thiết bị bay không người lái hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, trên những diện tích sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh, việc áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các khâu sản xuất được bà con tích cực triển khai. 

Điển hình, trong sản xuất lúa, hiện các khâu gieo cấy, thu hoạch được áp dụng cơ giới hóa ngày càng cao. Toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 700 máy cấy các loại. Việc ứng dụng mạ khay, cấy lúa bằng máy là bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tích cực thực hiện chủ trương đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. 

Với việc tiếp cận khoa học công nghệ và hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đã giúp nông dân ngày càng chủ động, sáng tạo, thay đổi tư duy, hướng đến sản xuất bền vững. 

Các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh cũng chủ động hỗ trợ phát triển sản phẩm có lợi thế. Chỉ đạo bố trí nguồn lực tập trung, tăng hỗ trợ lãi suất, máy móc, nhà xưởng, thiết bị sản xuất, hạ tầng vùng sản xuất tập trung... 

Số lượng máy và tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không ngừng tăng. Toàn tỉnh hiện có trên 7.000 máy làm đất các loại, đáp ứng 90% diện tích canh tác, trên 2.500 máy tuốt đập, 3.000 máy xay xát đáp ứng trên 95% nhu cầu sản xuất và trên 700 máy gieo sạ, đáp ứng khoảng 40% diện tích cấy lúa...

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Quảng Ninh ứng dụng khoa học công nghệ chế biến các sản phẩm ruốc hàu, ruốc cá, ruốc tép, ruốc bề bề

Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, trong 10 năm trở lại đây, đã có trên 200 nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp được triển khai. 

Tiêu biểu như ứng dụng công nghệ để lựa chọn giống na Đài Loan, trà hoa vàng, mai vàng Yên Tử, gà Tiên Yên, dong riềng. Hoàn thiện và ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị các sản phẩm thủy sản, như hàu, sứa, nước mắm, công nghệ thụ tinh nhân tạo gà Tiên Yên, công nghệ invitro để sản xuất giống hoa lan cao cấp, công nghệ sản xuất giống sá sùng, ngán.

Việc đầu tư của các doanh nghiệp đã góp phần gỡ điểm nghẽn về nhu cầu giống, phục vụ kế hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của các địa phương. 

Thực tế những năm gần đây, các mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh đã không còn xa lạ với người dân trong tỉnh Quảng Ninh. Từ những vườn trồng rau không đất (rau thủy canh), trang trại tự động, sàn thương mại điện tử; sản xuất theo chuỗi liên kết là những thành công bước đầu của người nông dân khi đưa công nghệ vào quy trình sản xuất hàng hóa. 

Đặc biệt, trong thời điểm công nghệ số bùng nổ như hiện nay, nhiều nông dân trong tỉnh đã chủ động tham gia sàn thương mại điện tử để bán hàng và giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đặc biệt với các sản phẩm OCOP. 

Ngành nông nghiệp Quảng Ninh định hướng đến năm 2030 phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. 

Trong đó, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm; sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 

“Để hoàn thành mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh có kế hoạch đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển đổi mô hình sản xuất giúp người nông dân tiếp cận tốt hơn khoa học công nghệ trong sản xuất. Người nông dân cũng cần thay đổi tư duy, chủ động trong tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến để thay đổi phương thức sản xuất, canh tác, bắt nhịp với xu thế chung của thế giới nhằm nâng cao giá trị nông sản, từng bước đưa ngành nông nghiệp phát triển bền vững”, Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh ông Nguyễn Minh Sơn cho biết.

Theo Việt Nam Net

https://vietnamnet.vn/nong-dan-quang-ninh-ung-dung-khoa-hoc-cong-nghe-vao-san-xuat-2198905.html


Chia sẻ trên

28/11/2023 | Tác giả: Song Hà

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và cả định hướng chuyển đổi số toàn diện của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực được xác định vị trí ưu tiên. Tại Quảng Ninh, việc ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đã và đang mở ra nhiều phương thức giáo dục thông minh, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

28/11/2023 | Tác giả: Chien Hoang - Kim Cúc

Bắc Kạn: 300 doanh nghiệp, HTX nâng cao năng lực chuyển đổi số, bán hàng trên nền tảng số

300 doanh nghiệp, HTX tại Bắc Kạn được tập huấn kỹ năng phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên internet, bán hàng trên các nền tảng số, nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số cho cán bộ, quản lý, thành viên hợp tác xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... tỉnh Bắc Kạn.

28/11/2023 | Tác giả: Quý Đôn

Bắc Kạn thu hút nguồn lực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn luôn chú trọng thực hiện tốt giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, cải cách hành chính nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...