Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới

13/11/2022 | Tác giả: Hương Lan Lượt xem: 245


Các động thái từ Ấn Độ và Trung Quốc, xung đột Nga - Ukraine, hạn hán tại Brazil và Paraguay đều có thể ảnh hưởng tới thị trường gạo toàn cầu.

Phân tích: Những yếu tố thúc đẩy giá gạo trên thế giới thời gian tới
Giá gạo trên thế giới có khả năng tăng cao trong thời gian tới (Ảnh minh họa).

Đây có lẽ không phải là bí mật đối với hầu hết các nhà sản xuất gạo: Thị trường gạo khác với các thị trường hàng hóa khác ở chỗ, nó bị chi phối chính bởi Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo Milo Hamilton, đồng sáng lập và nhà kinh tế nông nghiệp cấp cao của Firstgrain Inc., công ty xuất bản tờ báo dành cho người nông dân và người mua lúa gạo, thì thị trường 1,4 tỷ dân có ảnh hưởng "không bình thường" đối với lúa gạo.

Trung Quốc vừa là quốc gia xuất khẩu và vừa là quốc gia nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất, do đó những động thái tới từ nước này có thể gây ra những điều bất thường với thị trường gạo, chẳng hạn như dùng lúa gạo làm thức ăn chăn nuôi, điều mà có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra ở Hoa Kỳ.

Hamilton tin rằng Trung Quốc có thể đã cung cấp tới 50 triệu tấn gạo cho vật nuôi vì giá ngô và đậu tương cao trong những tháng gần đây.

Khi phát biểu về triển vọng về lúa gạo tại hội chợ nông sản Mid-South Farm and Gin Show ở Memphis, Tenn, Hamilton phân tích: “Con số này hiện có vẻ không phải là nhiều, nhưng nên nhớ, 50 triệu tấn là nhiều hơn tất cả lượng gạo được sản xuất ở Tây bán cầu - chiếm khoảng 5% sản lượng gạo thế giới”.

“Trung Quốc đang tiêu dùng nhiều lúa gạo làm thức ăn cho động vật và rất khó thấy điều đó thể hiện trong số lượng tồn kho của họ, bởi vì sản lượng lúa gạo Trung Quốc tiếp tục tăng lên”, ông lưu ý khi đề cập đến biểu đồ mô tả lượng dự trữ cuối kỳ của các nhà xuất khẩu gạo lớn. “Nhưng không ai thực sự chắc chắn điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Đó là lý do tại sao Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra những con số khi có và không có [tác động từ] Trung Quốc”.

Ảnh hưởng của Ukraine

Mặc dù các thị trường rất khác nhau, Hamilton cho biết ông theo dõi giá gạo và lúa mì qua tin tức do xung đột Nga - Ukraine. Giá lúa mì tăng mạnh trong vài ngày do Ukraine là nước xuất khẩu lớn.

Vào ngày 26/2, ông phát biểu: "Vì những gì đã xảy ra vào tuần trước (xung đột Nga – Ukraine), giá gạo đang ở mức thấp mới so với lúa mì. Như ai đó đã nói trong tuần này, đối với gạo, đôi khi không có gì xảy ra trong nhiều thập kỷ, và sau đó, những thay đổi trong nhiều thập kỉ lại diễn ra chỉ trong một tuần. Chúng ta đã chứng kiến biến động chỉ xảy ra trong một thập kỷ, và chúng ta thậm chí không biết ý nghĩa đầy đủ của nó là gì".

“Tôi thông thạo và đọc được tiếng Nga, và tôi biết không có mối quan hệ nào giữa Nga và gạo, nhưng nó có thể bị lan sang các khu vực khác”, ông bổ sung.

Hamilton nói rằng ông đã nhận thấy trong 40 năm kinh doanh trên thị trường gạo rằng tỷ lệ gạo/lúa mì có thể rất thấp và sau đó sẽ tự đảo ngược.

Ông lưu ý: “Có nhiều lý do khác nhau giải thích tại sao điều đó xảy ra, nhưng chúng ta hiện đang ở một tỷ lệ giá gạo/lúa mì rất thấp (0,8). Trong sáu tháng tới, linh cảm của tôi là giá gạo ở Mỹ sẽ không thấp. Nó sẽ tăng cao”.

Hạn hán tại Nam Mỹ

Không giống như các mặt hàng khác, giá gạo đã giảm trong phần lớn năm 2021. Nhưng Hamilton cho biết điều kiện hạn hán ở Brazil và Paraguay đã giúp giá đậu tương tăng cũng có thể là một nguyên nhân đẩy giá gạo tăng.

Những nông dân trồng lúa ở Midsouth nên theo dõi ba thị trường - đó là Mỹ, Nam Mỹ và châu Á. Ông nói: “Nên suy xét cả ba thị trường cùng một lúc. Đôi khi thị trường này hay thị trường khác không quan trọng, nhưng thị trường trọng điểm là Brazil. Quốc gia này là nhà sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất ở Nam Mỹ, và họ là nhà xuất khẩu gạo ròng trên thị trường thế giới".

“Khi Brazil có nhiều gạo, quốc gia này có thể gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gạo của chúng tôi sang vùng Vịnh. Trở lại tháng Giêng, khi mọi người chứng kiến xu hướng giảm giá trên thị trường Brazil, tôi nói rằng cần phải theo dõi tình hình. Và đoán xem điều gì đã xảy ra nào? Giá gạo tăng 30% trong ba tháng qua. Tôi không nghĩ rằng đợt tăng giá này đã kết thúc vì Brazil gặp hạn hán và ảnh hưởng đến sản xuất ngô, đậu tương. Gạo cũng bị ảnh hưởng", Hamilton cho biết.

Lưu vực Parana (ở miền nam Brazil gần Paraguay) bị khô hạn. "Paraguay bán gạo cho Brazil, và nếu Paraguay thiếu gạo để bán cho Brazil, thì Brazil sẽ ngừng xuất khẩu nhiều gạo. Đó là một hiện tượng rất đơn giản, và tôi không biết việc xuất khẩu gạo ở Brazil bao giờ sẽ dừng lại”, vị chuyên gia phân tích.

Theo nongnghiep

https://nongsanviet.nongnghiep.vn/phan-tich-nhung-yeu-to-thuc-day-gia-gao-tren-the-gioi-thoi-gian-toi-d318679.html


Chia sẻ trên

13/11/2022 | Tác giả: Chương Phượng

Sau niên vụ xuất khẩu kỷ lục, cà phê bước vào giai đoạn khó khăn

Việt Nam kết thúc niên vụ cà phê 2021-2022 với khối lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 4 năm vừa qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước tới nay. Vụ thu hoạch cà phê mới đã bắt đầu nhưng trong bối cảnh thị trường tiêu thụ đã trở nên khó khăn do áp lực từ lạm phát ở nhiều nước trên thế giới…

13/11/2022 | Tác giả: Kim Long

Chính phủ Hàn Quốc tính trợ cấp tiền tươi cho người chăn nuôi

Giá thịt lợn đã tăng 20% so với tháng 4 do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, Hàn Quốc tính hỗ trợ tiền mặt cho người chăn nuôi để tăng nguồn thịt.

13/11/2022 | Tác giả: Tâm an

Thịt lợn Nhật Bản về Việt Nam giá 2,5 triệu đồng/kg, dành cho giới nhà giàu

Một số cửa hàng rao bán thịt lợn Nhật Bản với giá vô cùng đắt đỏ, có loại lên tới gần 2,5 triệu đồng/kg. Với mức giá này thì chỉ có nhà giàu Việt mới mua ăn.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...