Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh nhà

Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh nhà

28/07/2024 | Tác giả: ĐANG THƯ Lượt xem: 125


Việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh năm 2024 thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (TSTT) tỉnh Hậu Giang giai đoạn đến năm 2030, được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) trên địa bàn tỉnh.

Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh nhà
Tỉnh sẽ hỗ trợ các chủ thể phát triển TSTT dưới hình thức nhiệm vụ KH&CN.

Đẩy mạnh sở hữu trí tuệ

Theo Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023, điểm số trụ cột Sản phẩm tri thức, sáng tạo và ng nghệ của tỉnh Hậu Giang xếp hạng thứ 62/64 tỉnh thành, với chỉ 12,49 điểm. Trong đó, chỉ số Đơn đăng ký nhãn hiệu và tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp đạt 0 điểm; giá trị của chỉ số Đơn đăng ký nhãn hiệu trên 1000 doanh nghiệp chỉ đạt 39,2, thấp nhất cả nước. Trên thực tế, việc phát triển TSTT trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều hạn chế.

Để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh, ngày 12-8-2022, UBND tỉnh ra Quyết định số 1402 Ban hành Chương trình Phát triển TSTT tỉnh Hậu Giang đến năm 2030. Theo  PGS.TS Phạm Minh Đức, Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, nhận định: “Hiện nay, các doanh nghiệp, các mặt hàng khi muốn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì phải được bảo hộ và xác lập quyền SHTT. Việc triển khai chương trình là một chiến lược quan trọng và cần thiết cho tỉnh Hậu Giang”.

Chương trình tập trung tăng cường các hoạt động tạo ra TSTT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và SHTT; hỗ trợ thúc đẩy đăng ký bảo hộ TSTT; hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển TSTT; thúc đẩy, tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền SHTT; phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền SHTT; hình thành, tạo dựng văn hóa SHTT trong xã hội. Các nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức nhiệm vụ KH&CN.

Vừa qua, Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024 thuộc chương trình, do ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, làm Chủ tịch Hội đồng, đã tiến hành họp xét duyệt, tuyển chọn các nhiệm vụ. Qua đó, xác định 2 nhiệm vụ sẽ được hỗ trợ triển khai trong thời gian tới.

Để tài sản trí tuệ phát huy giá trị

Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2020, Hợp tác xã Trái cây sinh học OCOP, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, hiện đang xuất khẩu các sản phẩm chủ lực là chanh không hạt, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi và thanh long. Qua đó, giải quyết vấn đề thị trường cho gần 100 thành viên và nông dân Hậu Giang. Tháng 5-2021, hợp tác xã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sơ chế, chế biến trái cây xuất khẩu, tạo cơ sở để tiếp tục xây dựng mã số vùng trồng, mở rộng diện tích nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Ông Trần Bá Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Trái cây sinh học OCOP, cho biết: “Chúng tôi đã có đầy đủ về mặt kỹ thuật để xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, thương hiệu BIOFRUIT COOP hiện tại vẫn chưa được bảo hộ, dẫn đến nguy cơ bị cạnh tranh, làm ảnh hưởng lớn đến hợp tác xã nói riêng và hình ảnh trái cây Hậu Giang nói chung”. Việc được xác định triển khai nhiệm vụ “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “BIOFRUIT COOP” của Hợp tác xã Trái cây sinh học OCOP” sẽ là trợ lực quan trọng cho việc phát triển TSTT của hợp tác xã giai đoạn tới.

Còn nhiệm vụ “Hỗ trợ phát triển TSTT cho các doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực tại tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2024-2027”, do Trung tâm SHTT và chuyển giao ng nghệ, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, sẽ là trợ lực quan trọng cho tỉnh trong phát triển TSTT. Dự kiến, trong 36 tháng thực hiện, nhiệm vụ sẽ hỗ trợ đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích từ 10 đến 15 đơn; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng ng nghiệp cho 20 đơn. Thực hiện 18 chuyên đề tập huấn về SHTT. Hỗ trợ chuyển đổi, hình thành 1 doanh nghiệp KH&CN.

Tới đây, Sở KH&CN sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai 2 nhiệm vụ trên. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024 thuộc chương trình, đề nghị: Các đề tài được xác định cần thực hiện đúng với mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Tiến hành triển khai nhiệm vụ phù hợp với tình hình thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực, dễ dàng ứng dụng, nhân rộng trong thực tế và tạo sự lan tỏa, tác động lớn sau khi nghiệm thu.

Theo Báo Hậu Giang

https://www.baohaugiang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-trien-tai-san-tri-tue-tinh-nha-133648.html


Chia sẻ trên

28/07/2024 | Tác giả: ĐANG THƯ

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát tại tỉnh

Chiều ngày 9-7, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội, do ông Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội, làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát về việc ban hành và thực thi chính sách pháp luật về công nghệ thông tin (CNTT), công nghiệp CNTT, công nghệ số trên địa bàn tỉnh.

28/07/2024 | Tác giả: ĐANG THƯ

Nghiên cứu kỹ thuật trích tinh dầu chanh, bảo quản nước cốt chanh

Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2020, do PGS.TS Bạch Long Giang làm chủ nhiệm, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là cơ quan chủ trì, được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2023, với tổng kinh phí đầu tư hơn 2,26 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trên 886 triệu đồng, còn lại là kinh phí đối ứng của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và doanh nghiệp tham gia thực hiện mô hình.

28/07/2024 | Tác giả: ĐANG THƯ

Khoa học và công nghệ đóng góp vào sự phát triển chung

Sáu tháng đầu năm, các huyện, thị, thành phố đã nỗ lực triển khai hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), góp phần đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...