Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre

26/01/2024 | Tác giả: Nhật Thy Lượt xem: 246


Sản xuất nông nghiệp tại Bến Tre từng bước chuyển đổi theo quy chuẩn sạch, an toàn, tập trung xây dựng chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc,... hướng đến phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh.

Phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Bến Tre
Ảnh minh họa

UBND tỉnh Bến Tre cho biết, năm 2023, sản xuất nông - ngư nghiệp tương đối thuận lợi, tăng trưởng Khu vực I ước đạt 2,65%. Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay toàn tỉnh có 67 tổ hợp tác, 71 hợp tác xã tham gia và chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và đạt được một số kết quả khả quan.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang chủ động hơn trong việc tham gia các liên kết ngang - dọc trong chuỗi; mạnh dạn áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ, sản xuất sạch theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP, xây dựng vùng nguyên liệu. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển đổi theo quy chuẩn sạch, an toàn, tập trung xây dựng chứng nhận chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc,... hướng đến phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh có 13 mã số vùng trồng nội địa với tổng diện tích 642,91 ha; 36 vùng trồng được cấp 71 mã số với diện tích 594,41 ha, đang chuẩn bị thiết lập mã số vùng trồng trên cây dừa; có 5 doanh nghiệp được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu. Tỉ lệ giá trị sản phẩm nông - lâm - thủy sản chủ lực được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) và tương đương đạt 11,2% (24.818 ha); thực hiện liên kết đạt 21,65%. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, nhất là về cung ứng vật tư nông nghiệp.

Công tác ứng phó với xâm nhập mặn được tập trung triển khai quyết liệt, cùng với sự vận hành hiệu quả hệ thống ngăn mặn, trữ ngọt nên đã hạn chế tối đa ảnh hưởng của xâm nhập mặn và không gây thiệt hại lớn cho cây trồng, vật nuôi. Từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 2 đợt triều cường làm thiệt hại đến hoa màu, cây ăn trái, thủy sản... của người dân và một số công trình giao thông; 6 đợt mưa dông, lốc gây ra một số thiệt hại (1 người chết do sét đánh, bị thương 03 người; sập 10 căn nhà và tốc mái, hư hỏng 89 căn; gãy, bật gốc 1,2 ha vườn cây ăn trái, một số cây xanh); 1 điểm sạt lở bờ sông tại huyện Châu Thành. Các ngành, địa phương đã kịp thời triển khai các giải pháp hỗ trợ để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và sản xuất cho người dân.

Về trồng trọt, diện tích và sản lượng dừa tăng nhẹ, giá dừa khô giảm mạnh những tháng đầu năm nhưng hiện đã tăng trở lại, bình quân 70.000 - 80.000 đồng/chục; trong năm phát triển được 1.300 ha dừa hữu cơ, nâng tổng diện tích dừa hữu cơ toàn tỉnh lên 18.500 ha; tình hình sâu bệnh hại dừa có chiều hướng giảm, toàn tỉnh hiện còn 328,73 ha nhiễm sâu đầu đen, giảm 844,83 ha (tỉ lệ 61%) và 4.511,5 ha nhiễm bọ cánh cứng, giảm 105,5 ha; tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt các biện pháp để xử lý, nhất là dập dịch sâu đầu đen. Diện tích gieo trồng lúa giảm 4,21% so cùng kỳ nhưng sản lượng tăng 0,92% và đạt 104,27% kế hoạch. Sản xuất rau màu tương đối thuận lợi với diện tích 4.133 ha, sản lượng 91.990 tấn, tăng 0,97% so cùng kỳ và đạt 87,61% kế hoạch. Diện tích trồng cây ăn trái giảm 1,29% so cùng kỳ, sản lượng 310.691 tấn; tình hình sâu bệnh gây hại trên cây ăn trái không đáng kể.

Xây dựng vùng sản xuất tập trung bưởi da xanh với diện tích 387,58 ha; thí điểm vùng sản xuất tập trung sầu riêng với tổng diện tích chứng nhận VietGAP là 76,5 ha.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, tổng đàn bò tăng 11,98%, đàn heo tăng 7,53% và đàn gia cầm tăng 11,20%. Dịch bệnh có xảy ra nhưng không đáng kể với 4 ổ dịch Viêm da nổi cục, 1 ổ dịch tả lợn châu Phi và 1 ổ dịch Lở mồm long móng nhưng được phát hiện, xử lý kịp thời nên không lây lan.

Hiện nay cả tỉnh có 15.140 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô vừa và nhỏ. Xây dựng thí điểm vùng sản xuất tập trung chăn nuôi heo gắn với phát triển chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Giồng Trôm; vùng sản xuất tập trung chăn nuôi bò trên địa bàn huyện Ba Tri.

Nuôi thủy sản tiếp tục phát triển, diện tích tăng 0,24% (tôm thâm canh, bán thâm canh tăng 1,05%), sản lượng thu hoạch tăng 4,29% so cùng kỳ. Nuôi tôm biển ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) được người dân đầu tư khá về quy mô và có cải tiến khâu thiết kế kỹ thuật hạ tầng vùng nuôi, diện tích đạt 500 ha, đạt 100% kế hoạch (KH 500 ha), lũy kế toàn tỉnh ước đạt 3.067 ha, đạt 76,66% kế hoạch 2021 - 2025 (KH 4.000 ha), sản lượng ước đạt 128.072 tấn, đạt 88,94% kế hoạch (KH 144.000 tấn). Tỉnh đang triển khai dự án hạ tầng vùng nuôi tôm ƯDCNC tại huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú để tăng diện tích nuôi.

Hiện toàn tỉnh có 2.955 tàu, trong đó 2.042 tàu đánh bắt xa bờ; có 160 tổ hợp tác khai thác thủy sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các cảng cá ổn định, tổng số tàu lên hàng và hàng thủy sản là 1.271 lượt/28.313 tấn.

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tiếp tục được tập trung triển khai và đạt kết quả tốt. Năm 2023, có 62 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (chứng nhận mới, tái chứng nhận và sản phẩm nâng cấp sao) với 28 chủ thể; lũy kế có 244 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên với 105 chủ thể.

Chương trình xây dựng NTM được tập trung thực hiện; ước năm 2023, tỉnh công nhận 15 xã NTM, 7 xã NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu; lũy kế toàn tỉnh có 95 xã NTM (trong đó có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt NTM kiểu mẫu), 7 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 37 xã đạt 10 - 14 tiêu chí. Các tiêu chí xây dựng xã NTM, nhất là "4 tiêu chí cứng" được tập trung thực hiện, có 95/139 xã đạt tiêu chí về giao thông; 133/139 xã đạt tiêu chí về thu nhập; 109/139 xã đạt tiêu chí về an toàn thực phẩm; 127/139 xã đạt tiêu chí về quốc phòng an ninh. Phong trào "Ngày Chủ nhật Nông thôn mới" tiếp tục được thực hiện với nhiều chủ đề, phù hợp với điều kiện, tình hình từng thời điểm và từng địa phương, thu hút được 202.653 người tham gia, trong đó người dân chiếm 58,6%, tổng số tiền huy động là 12,8 tỷ đồng.

Theo Báo Chính phủ

https://baochinhphu.vn/phat-trien-thuong-hieu-cho-san-pham-nong-nghiep-ben-tre-102231122103805678.htm


Chia sẻ trên

26/01/2024 | Tác giả: Nhật Thy

Bến Tre: Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng gần 4%

Trong năm 2023, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bến Tre tiếp tục được duy trì, nhất là ở các thị trường xuất khẩu chính. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.530 triệu USD, tăng 3,99% so cùng kỳ và đạt 90% kế hoạch; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tăng nhẹ so với cùng kỳ.

26/01/2024 | Tác giả: NT

Phát huy giá trị truyền thống, huy động nguồn lực phát triển bền vững tỉnh Bến Tre

Ngày 21/11, tại tỉnh Bến Tre, Trường Chính trị tỉnh Bến Tre phối hợp Cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền nam và Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp tổ chức hội thảo khoa học "Khơi dậy tiềm năng, phát huy giá trị truyền thống, huy động nguồn lực phát triển bền vững tỉnh Bến Tre".

26/01/2024 | Tác giả: Hoàng Giang

Đưa công nghệ là nhân tố trung tâm của cuộc cách mạng xử lý chất thải

Việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến, hiện đại, hiệu quả, từng bước thay thế công nghệ chôn lấp là rất cấp thiết và cần tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện sớm.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...