Tăng cường xúc tiến đầu tư

Tăng cường xúc tiến đầu tư

22/07/2024 | Tác giả: Thái Hà Lượt xem: 159


Việc nâng cao chất lượng, giá trị nông sản gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm đang là vấn đề quan tâm hàng đầu trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tham mưu UBND tỉnh xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, chỉ đạo quy hoạch phát triển vùng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Tăng cường xúc tiến đầu tư
Dự án trồng dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp Trường Anh, xóm Nam Phong 1, xã Hưng Đạo (Thành phố) cho thu nhập cao.

LỢI THẾ NÔNG NGHIỆP SẠCH ĐẶC HỮU

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và có nhiều nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu, tỉnh có khoảng 150.000 ha đất có khả năng phát triển nông nghiệp, gần 90.000 ha cây trồng chính, chủ yếu là cây lương thực. Có 30.000 ha đất đang canh tác ở độ cao 700 - 1.200 m so với mặt nước biển thuộc các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng phù hợp với trồng các cây ăn quả: lê, mận, dong riềng, lúa nếp hương và chăn nuôi một số thực phẩm sạch như lợn đen, gà đen, thịt bò Mông...

Trên 50.000 ha vùng núi đá thuộc các huyện: Nguyên Bình, Hà Quảng, Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với các cây trồng như: cam, quýt, hồi, thuốc lá, đỗ tương, thạch đen, bí xanh. Còn khu vực vùng đồng phù hợp với canh tác cây lúa, ngô, rau màu và các loại cây ăn quả.

Toàn tỉnh có 24 nguồn gen cây trồng đặc sản, gồm 10 nguồn gen cây lương thực, thực phẩm; 9 nguồn gen cây ăn quả; 5 nguồn gen cây lâm nghiệp và cây trồng lâu năm; 10 giống động vật nuôi bản địa chất lượng tốt. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa bị sức ép của việc luân canh tăng vụ, hạn chế về sâu bệnh gây hại, chưa bị ô nhiễm chất thải, nguồn nước, đất canh tác, không khí từ hoạt động sản xuất ng nghiệp.

Để nâng cao tính cạnh tranh, thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, tỉnh tập trung quy hoạch vùng, kêu gọi thu hút đầu tư phát triển các cây trồng chủ lực; từng bước đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị cho các sản phẩm có lợi thế. Xây dựng thương hiệu nông sản của tỉnh bằng việc thiết lập chỉ dẫn địa lý, xây dựng nhãn hiệu cho các mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có một số sản phẩm nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể như: khẩu sli Nà Giàng (Hà Quảng), thịt bò Mông Cao Bằng, quýt Trà Lĩnh, miến dong Nguyên Bình, hạt dẻ Trùng Khánh...

THU HÚT CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG

Để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách huy động nguồn lực, tạo cơ chế thông thoáng thu hút các nhà đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Tập trung phát triển các sản phẩm OCOP đi đôi với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Kêu gọi các doanh nghiệp, HTX, thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án bám sát mục tiêu của Chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, Đề án nông nghiệp thông minh tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến. Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 35 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Với sự hỗ trợ từ Dự án CSSP tỉnh, Sở NN&PTNT chủ trì xây dựng hoàn thành 5 kế hoạch đầu tư chiến lược cấp tỉnh; hỗ trợ 3 huyện vùng dự án xây dựng 8 bản kế hoạch hành động chuỗi giá trị cấp huyện, 53 bản chuỗi giá trị cấp xã.

Tỉnh hỗ trợ nhiều doanh nghiệp thực hiện kết nối và phát triển chuỗi giá trị, liên kết sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị kinh tế của sản phẩm. Tiêu biểu là sản phẩm dong riềng, gừng hàng hóa, gạo chất lượng cao, thạch đen, lạc, nghệ, cam, quýt, chanh leo, hạt dẻ, thịt bò Mông, lợn đen... Thu hút các dự án chăn nuôi đại gia súc theo hướng ng nghiệp gắn với chế biến và xuất khẩu; chăn nuôi hữu cơ đáp ứng thị trường. Thúc đẩy các dự án trồng rừng tập trung, trồng rừng gỗ lớn tạo nguyên liệu cho việc xây dựng nhà máy chế biến gỗ; ưu tiên đối với các dự án trồng, chế biến và bao tiêu cây dược liệu, cây hồi, quế, trúc sào.
Đầu tư các cây gia vị: gừng, ớt, nghệ, tỏi, sả, quế, hồi, thời gian qua, ng ty Dace Hà Nội phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tuyên truyền, vận động người dân mở rộng vùng trồng nguyên liệu lên hơn 2.000 ha tại các huyện: Hà Quảng, Thạch An, Hòa An, Nguyên Bình, Bảo Lâm với hơn 4.000 hộ dân tham gia. Đơn vị đồng hành cùng người dân trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, ký kết bao tiêu sản phẩm cho các cây trồng. Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc ng ty Dace Hà Nội nhận định: Chất lượng của loại cây gia vị phục vụ chế biến thực phẩm trồng tại Cao Bằng được các bên đối tác đánh giá cao, hiện nhu cầu thị trường còn rất lớn. Để phát triển các cây trồng thành vùng nguyên liệu quy mô thuận tiện cho đầu tư, thu mua, chế biến, tỉnh cần có cơ chế và giải pháp tốt hơn nữa trong triển khai sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng địa phương tổ chức thực hiện; tăng cường xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với xây dựng thương hiệu sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn sạch đảm bảo an toàn…

Để nâng tầm giá trị nông sản, tỉnh liên kết với nhiều ng ty tư vấn, thẩm định và ng nhận các sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP, VietGAP, hữu cơ. Ông Hoàng Trọng Định, Giám đốc Kinh doanh miền Bắc, ng ty TNHH ng nghệ nhonho cho biết: Thời gian qua, đơn vị tham mưu cho tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản phẩm nông nghiệp theo quy luật thị trường. Các giải pháp xây dựng thương hiệu, quản lý và sử dụng “chỉ dẫn địa lý”, sở hữu trí tuệ cho hàng hóa nông sản. Thiết kế mẫu mã, bao bì hiện đại, an toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và thân  thiện với môi trường. Phát triển thị trường trong nước thông qua mạng lưới hạ tầng thương mại nội địa (siêu thị, chợ đầu mối, trung tâm logictics,...) để kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Quảng bá thương hiệu sản phẩm theo cách truyền thống và vận dụng chuyển đổi số, ng nghệ số (sàn thượng mại điện tử, giao dịch điện tử website, facebook, fanpage, youtube...). Nhờ đó, chất lượng, giá trị nông sản của tỉnh không ngừng tăng cao.

Ngành NN&PTNT tiếp tục làm tốt ng tác quy hoạch vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa. Khuyến khích tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm lực, có ng nghệ cao; đẩy mạnh đổi mới và phát triển các HTX nông nghiệp, phát triển trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm theo chuỗi giá trị. Đồng thời, xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản cho nông dân và HTX…

Các doanh nghiệp, HTX chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng cung ứng thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất ban đầu đến thu gom chế biến và phân phối tiêu thụ. Các đơn vị, địa phương tổ chức đánh giá lại tính hiệu quả của từng mô hình liên kết, các dự án quy mô nhỏ, không hiệu quả hoặc không còn phù hợp đưa ra khỏi quy hoạch, từ đó mới đảm bảo tính bền vững trong liên kết.

Theo Báo Cao Bằng

https://baocaobang.vn/Tang-cuong-xuc-tien-dau-tu-42966.html


Chia sẻ trên

22/07/2024 | Tác giả: HOÀNG HIẾU - TUYẾT MAI

Huy động nguồn lực xã hội, thúc đẩy hoạt động văn hóa phát triển

Tháng 6/2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Với quan điểm nhất quán coi văn hóa là sức mạnh mềm, những năm qua, các cấp, ngành của tỉnh đã có nhiều giải pháp cụ thể hóa triển khai Nghị quyết số 33, trong đó chú trọng huy động nguồn lực xã hội và tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.

22/07/2024 | Tác giả: Thái Hà

Phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng nỗ lực của các sở, ban, ngành, địa phương, kết quả thực hiện và giải ngân kế hoạch (KH) vốn đầu tư công (VĐTC) năm 2020 của tỉnh đã tăng mạnh và đạt ở mức cao nhất từ trước đến nay. Đây được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu, góp phần kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh phát triển.

22/07/2024 | Tác giả: HOÀNG VƯƠNG

24 đại biểu thiếu nhi tỉnh Lạng Sơn tham gia liên hoan nghệ thuật các Cung, Nhà thiếu nhi khu vực phía Bắc

Từ ngày 19 đến 21/6, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Tỉnh đoàn, Trung tâm Hoạt động thanh, thiếu nhi tỉnh Sơn La tổ chức Liên hoan Nghệ thuật thiếu nhi các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh, thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2024. Liên hoan thu hút 29 đoàn nghệ thuật với hơn 1.000 thiếu đến từ các cung, nhà thiếu nhi trong cả nước. Tỉnh Lạng Sơn đã thành lập đoàn đại biểu gồm 24 thiếu nhi tham gia liên hoan.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...