Tết ở Ðiện Biên Ðông

Tết ở Ðiện Biên Ðông

02/02/2025 | Tác giả: Phạm Quang Lượt xem: 18


Xuân về, khắp núi rừng Tây Bắc ngập tràn sắc hoa đào, hoa mận. Đây cũng là lúc bà con dân tộc Mông ở huyện Điện Biên Đông rộn ràng đón Tết Nào Pê Chầu.

Tết ở Ðiện Biên Ðông
Các đội thi giã bánh giầy.

Từ TP. Điện Biên Phủ ngược lên các xã: Phì Nhừ, Háng Lìa, Tìa Dình… huyện Điện Biên Đông, người dân và du khách sẽ được cảm nhận không khí ngày tết qua tiếng giã bánh giầy, mùi thơm của xôi nếp mới và các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc của người Mông nơi đây.

Khác với tết Nguyên đán, tết của đồng bào dân tộc Mông ở Điện Biên Đông bắt đầu từ mùng 1/12 âm lịch và kéo dài cả tháng. Đây là thời điểm nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, đồng thời là dịp đoàn tụ gia đình và cộng đồng. Trước tết, bà con dọn dẹp nhà cửa, làm bánh giầy, mổ gà, thịt lợn để cúng tổ tiên, trời đất. “Vào dịp tết, các đồ vật trong nhà được trang trí bằng giấy bạc làm từ cây giang. Giấy bạc được cắt thành hình chim, phượng, dán lên các đồ vật với mong muốn xua đuổi tà ma và cầu mong sự tốt lành. Bàn thờ chính của gia đình nằm ở gian giữa, bên cạnh là các công cụ lao động cũng được trang trí như để cảm tạ sau một năm gắn bó” - ông Giàng A Khua, bản Háng Lìa A chia sẻ.

Cô gái dân tộc Mông thi bắn nỏ.

Những ngày Tết Nào Pê Chầu, không khí lễ hội tràn ngập khắp bản làng. Bà con trong trang phục truyền thống đẹp nhất đổ về các hội xuân, nơi diễn ra những trò chơi dân gian như ném pao, chơi tù lu, kéo co, bắn nỏ, múa khèn… Tiếng cười nói, âm thanh khèn lá vang vọng khắp núi rừng, tạo nên một bức tranh văn hóa sống động.

Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi và vui chơi mà còn là thời điểm bà con gửi gắm lòng biết ơn tới tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để thanh niên nam nữ tìm hiểu, kết duyên. Ngày nay, nhờ sự quan tâm của chính quyền, đời sống của bà con dân tộc Mông ở Điện Biên Đông ngày càng cải thiện. Tuy thời gian đón Tết có phần rút ngắn để tập trung lao động sản xuất, nhưng các giá trị truyền thống vẫn được bảo tồn.

Đến huyện Điện Biên Đông vào dịp Tết Nào Pê Chầu, du khách không chỉ được trải nghiệm không khí náo nhiệt mà còn cảm nhận sự nồng hậu, chân chất của người dân nơi đây, càng thêm trân trọng những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Mông, minh chứng cho tinh thần đoàn kết và sức sống bền bỉ của văn hóa cộng đồng người Mông trên địa bàn.
 

Theo báo Điện Biên Phủ
https://baodienbienphu.com.vn/bai-thuong/xa-hoi/tet-o-dien-bien-dong


Chia sẻ trên

03/02/2025 | Tác giả: Hà Dũng

Sâm Lai Châu vươn tầm quốc tế

Ngày 19/5/2024, Tỉnh uỷ Lai Châu ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về phát triển sâm Lai Châu giai đoạn 2024 - 2030, định hướng đến năm 2035. Theo đó, phấn đấu sản lượng khai thác sâm Lai Châu năm 2030 đạt khoảng 30 tấn/năm, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO hoặc tương đương. Đến năm 2035, đưa sâm Lai Châu cùng với sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc gia, có giá trị xuất khẩu cao, tiến tới mang thương hiệu quốc tế, tạo nguồn thu quan trọng cho tỉnh.

31/01/2025 | Tác giả: Đinh Viết Vinh

Lào Cai có 269 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có sự vào cuộc tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, nên Chương trình OCOP của tỉnh Lào Cai đạt nhiều kết quả.

01/02/2025 | Tác giả: THÀNH CHUNG

Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh

Chủ tịch UBND cấp xã được phạt tiền vi phạm giao thông tới 5 triệu đồng, chủ tịch UBND cấp huyện phạt tiền tới 37,5 triệu đồng, chủ tịch UBND cấp tỉnh phạt tiền tới 75 triệu đồng.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...