Thủ tướng: Quyết tâm chuyển đổi số gắn với hiệu quả mô hình kinh tế tập thể, HTX

Thủ tướng: Quyết tâm chuyển đổi số gắn với hiệu quả mô hình kinh tế tập thể, HTX

24/09/2022 | Tác giả: Tùng Lâm Lượt xem: 256


Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022 diễn ra sáng nay 23/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Phát triển khu vực kinh tế tập thể luôn được Đảng, Nhà nước và cả các đối tác phát triển quan tâm. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thủ tướng: Quyết tâm chuyển đổi số gắn với hiệu quả mô hình kinh tế tập thể, HTX
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tiến trình chuyển đổi số trong nước đang diễn ra rất mạnh, sâu, rộng.

Sáng 23/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức. Diễn đàn được tổ chức với chủ đề "Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW".

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết diễn đàn được tổ chức nhằm truyền tải một thông điệp rất quan trọng đó là: tinh thần đổi mới, sáng tạo, đột phá đối với mô hình Kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là các hợp tác xã (HTX). Đây cũng là thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Tinh thần đổi mới bao gồm thay đổi tư duy, nhận thức và hành động để thay đổi phương thức hoạt động, quản lý sự thay đổi gắn với chuyển đổi số để tạo ra những giá trị mới, chuyển đổi mô hình KTTT một cách linh hoạt, phù hợp, đạt hiệu quả cao, tiết giảm chi phí tối ưu và tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển của khu vực KTTT.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển và được xác định là yêu cầu bắt buộc. Chuyển đổi số thúc đẩy hiệu quả mối quan hệ giữa nhà, thị trường, xã hội; thúc đẩy kinh tế theo hướng nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp đồng thời giúp các cấp các ngành thay đổi phương thức và nâng cao năng lực quản lý điều hành.

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là phù hợp với phẩm chất, năng lực con người Việt Nam đó là: cần cù, ham học hỏi, linh hoạt và sáng tạo.

“Có điểm thuận lợi là phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số phù hợp với con người Việt Nam, phù hợp với truyền thống của người Việt Nam cần cù, chịu khó, đổi mới linh hoạt sáng tọa. Và trên thực tế đã chứng minh điều này. Mặc dù Việt Nam là quốc gia đi sau nhưng có những cái Việt Nam cũng đi nhanh về trước”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ.

Đi cùng với đó là tiến trình chuyển đổi số trong nước đang diễn ra rất mạnh, sâu, rộng. Khi dịch covid-19 diễn ra phức tạp, chuyển đổi số trở thành một đòi hỏi cấp thiết của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân, doanh nghiệp để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Khi dịch bệnh được kiểm soát, chuyển đổi số tiếp tục là công tác trọng tâm, góp phần quan trọng phục hồi nhanh, phát triển bền vững kinh tế-xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, lâu dài, ngoại lực là quan trọng, đột phá; tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và hạ tầng.

Hiện nay, chuyển đổi số là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước, là công việc phải thường xuyên, liên tục theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chỉ đạo sát sao và quyết liệt triển khai. Vấn đề đặt ra cho chúng ta phải đẩy mạnh chuyển đổi số một cách nhanh chóng, hiệu quả và thực chất.

Trước thực tế trên, Thủ tướng khẳng định: Phát triển khu vực KTTT, HTX luôn được Đảng, Nhà nước và cả các đối tác phát triển quan tâm. Phát triển KTTT, HTX là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 20-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu rõ quan điểm: "KTTT là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân".

Thời gian qua, khu vực KTTTT đã có nhiều chuyển biến tích cực về cả nhận thức, chính sách, pháp luật, quá trình phát triển và chuyển đổi về số lượng, quy mô, cơ cấu tổ chức, tính liên kết và hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên, khu vực KTTT đến nay chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu và mong muốn. Đổi mới và nâng cao hiệu quả KTTT còn nhiều khó khăn. Năng lực, nội lực của HTX còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, trình độ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là một số nội dung hoạt động chưa theo kịp tình hình, trong đó chuyển đổi số còn chậm và thiếu chiến lược, hành động cụ thể.

"Chính vì vậy, KTTT, HTX phải chủ động thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi số để thích nghi với tình hình phát triển mới là yêu cầu cấp thiết, không thể đảo ngược", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, Diễn đàn với chủ đề "Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, HTX trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20- NQ/TW" chính là nơi đánh giá những kết quả đạt được trong chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số trong khu vực KTTT, HTX nói riêng; đồng thời thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức và những vấn đề đang đặt ra hiện nay để có các giải pháp phù hợp để thúc đẩy chuyển đổi số trong thời gian tới, tạo động lực cho kinh tế tập thể, HTX phát triển nhanh và bền vững, gắn với việc cụ thể hóa Nghị quyết số 20 của Trung ương.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát biểu với tinh thần "quyết tâm chuyển đổi số, quyết tâm đổi mới, quyết tâm thay đổi gắn với hiệu quả" mô hình KTTT, HTX.

Thủ tướng gợi mở một số nội dung thảo luận như phân tích cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số trong khu vực kinh tế hợp tác, HTX nói riêng; những kinh nghiệm trong nước, quốc tế và đề xuất giải pháp (đặc biệt là giải pháp thể chế, chính sách) và các giải pháp cụ thể, gắn với từng bộ, ngành cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số tại khu vực kinh tế hợp tác, HTX; các bộ, ngành, cơ quan chức năng, địa phương trao đổi, chia sẻ và giải đáp các đề xuất với tinh thần chân thành, thẳng thắn, cầu thị, cân đối hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, HTX và người dân.

Thủ tướng đề nghị sau khi diễn đàn kết thúc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở đôn đốc, giám sát các bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa được những giải pháp đã được thống nhất và thực hiện các nhiệm vụ phát triển HTX gắn với thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.

Theo Liên minh HTX Việt Nam, các HTX trên cả nước đang hoạt động đa dạng trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp và tín dụng; nhiều HTX tiếp cận chuyển đổi theo mô hình HTX kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường. 

Hầu hết các HTX, liên hiệp HTX thành lập mới từ sau Luật HTX năm 2012 đều xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, nhiều HTX chủ động tiếp cận nhu cầu thị trường, đổi mới cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sản xuất (nhà xưởng và máy móc từng bước hiện đại, ứng dụng các phần mềm tin học trong quản lý, điều hành, một số chuyển đổi số mạnh mẽ...).

Hiện cả nước có 28.237 HTX, trong đó, 18.785 HTX nông nghiệp, 9.452 HTX phi nông nghiệp (2.255 HTX công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, 2.293 HTX thương mại-dịch vụ, 1.582 HTX vận tải, 905 HTX xây dựng, 542 HTX môi trường, 1.181 quỹ tín dụng nhân dân và 694 HTX khác).

Phân bổ theo các vùng kinh tế, Đồng bằng sông Hồng có 7.085 HTX (25,09%), Đông Bắc có 5.048 HTX (17,88%), Bắc Trung Bộ có 4.178 HTX (14,8%), Đồng bằng sông Cửu Long có 3.296 HTX (11,67%), Tây Bắc có 2.934 (10,39%), Đông Nam Bộ có 2.209 (7,82%), Tây Nguyên có 1.881 HTX (6,66%), Duyên hải miền Trung có 1.606 HTX (5,69%). Cả nước có 130.760 tổ hợp tác, 120 liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Theo kết quả khảo sát, 83,5% HTX đánh giá việc chuyển đổi số là cần thiết; 18,9% HTX đã có kế hoạch với lộ trình thực hiện cụ thể; 68% HTX có sử dụng ít nhất một trong các phương thức giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến.

Theo VnBusiness

https://vnbusiness.vn/hop-tac-xa/thu-tuong-quyet-tam-chuyen-doi-so-gan-voi-hieu-qua-mo-hinh-kinh-te-tap-the-htx-1088096.html


Chia sẻ trên

23/09/2022 | Tác giả: Tri Túc

Thêm DN lớn trên sàn đặt tham vọng vào chăn nuôi heo: Mở thêm 4 cụm chuồng, 2023 sẽ tiêu thụ gần 1,6 triệu con với 1.100 điểm bán

Kế hoạch năm 2023, BaF đặt kế hoạch xây dựng tổng sản lượng heo nái đạt 65.000 con, sản lượng heo thịt thương phẩm bán ra thông qua các kênh đạt khoảng 1.560.000 đầu heo/năm.

24/09/2022 | Tác giả: Châu Giang

Vàng SJC giao dịch ổn định quanh 66,6 triệu đồng/lượng

Sự vươn lên mạnh mẽ của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục khiến giá vàng thế giới phiên cuối tuần (24/9) lao dốc. Trong khi đó, trong nước, vàng SJC giao dịch ổn định quanh 66,6 triệu đồng/lượng, đưa chênh lệch với giá vàng thế giới trở lại hơn 19 triệu đồng/lượng.

23/09/2022 | Tác giả: Thảo Nguyễn

Mở cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp Ấn Độ và Bình Dương

Bình Dương sẽ tạo điều kiện tối đa việc kết nối, trao đổi giữa các doanh nghiệp và nhà quản lý khi Horasis Ấn Độ 2022 diễn ra.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...