Tọa đàm “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”

Tọa đàm “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”

26/07/2024 | Tác giả: TRẦN KẾ Lượt xem: 235


Sáng 24.7, tại huyện Mèo Vạc, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức Tọa đàm “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” năm 2024. Tham gia có lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; một số hợp tác xã (HTX), hộ nông dân hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ lợn.

Tọa đàm “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6.2024 tổng đàn lợn toàn tỉnh có gần 640 nghìn con, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm 2023. Đối với lợn bản địa ở 4 huyện vùng Cao nguyên đá, tổng đàn có trên 158 nghìn con, sản lượng thịt hơi trên 4,7 nghìn tấn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các giống lợn bản địa như: Lợn đen Lũng Pù, lợn mán, lợn hung, lợn lai giữa giống lợn đen Lũng Pù và các giống địa phương khác. Riêng đối với giống lợn đen Lũng Pù, đây là giống lợn bản địa có nguồn gốc từ xã Lũng Pù (Mèo Vạc), là một giống vật nuôi quý hiếm, có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, nuôi con khéo, giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người dùng.

Những năm qua, việc chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực. Nhiều hộ và cơ sở chăn nuôi từng bước áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như cách ly, bố trí địa điểm xây dựng chuồng trại, thiết lập vành đai thú y khu vực chăn nuôi lợn; thực hiện tốt việc kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

Giai đoạn 2018 – 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao tại huyện Mèo Vạc và Đồng Văn. Việc triển khai dự án đã góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh, giúp người chăn nuôi nâng cao nhận thức trong việc quan tâm bảo tồn chất lượng các giống lợn bản địa có giá trị kinh tế cao tại địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc phát triển chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, khó khăn như: Việc phát triển quy mô đàn còn chậm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và nhu cầu của thị trường; việc áp dụng tiến bộ khoa học vào cải tạo giống, nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất và chất lượng chăn nuôi còn nhiều hạn chế…

Tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia, cơ sở chăn nuôi lợn dành nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc phát triển chăn nuôi lợn bản địa, tập trung vào các vấn đề như: Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; việc ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chọn giống, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học; việc hợp tác, liên kết, tiêu thụ sản phẩm lợn.

Thông qua buổi tọa đàm là dịp để chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, cơ sở chăn nuôi đánh giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi lợn để đưa ra giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học bền vững. Đồng thời giúp các hộ chăn nuôi tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giải pháp, kinh nghiệm hay trong chăn nuôi; từ đó làm cơ sở mở rộng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

Trước đó, các đại biểu đã đi tham quan mô hình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù của HTX Tuấn Dũng, xã Xín Cái.

Theo Báo Hà Giang

https://baohagiang.vn/khoa-hoc-cong-nghe/202407/toa-dam-giai-phap-phat-trien-chan-nuoi-lon-ban-dia-theo-huong-an-toan-sinh-hoc-gan-voi-lien-ket-tieu-thu-san-pham-ca46dec/


Chia sẻ trên

26/07/2024 | Tác giả: Hồng Nhung

Hội Liên hiệp Phụ nữ Xín Mần đẩy mạnh chuyển đổi số

Ngay sau khi chương trình chuyển đổi số (CĐS) được triển khai, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Xín Mần đã đẩy mạnh áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm và thu được hiệu quả cao trong công tác Hội cũng như hoạt động tuyên truyền.

26/07/2024 | Tác giả: Khánh Huyền

Hội nghị BCH Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật lần thứ 6

Sáng 23.7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh tổ chức hội nghị BCH lần thứ 6, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (mở rộng), nhằm sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm; triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Tham dự có ddại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; các thành viên Liên hiệp hội.

26/07/2024 | Tác giả: Sơn Hà

Khắc sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Khắc sâu đạo lý này, tuổi trẻ Hà Giang đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực thể hiện lòng biết ơn, sự tri ân đối với các Anh hùng liệt sỹ (AHLS), thân nhân gia đình thương binh, liệt sỹ (TBLS), bệnh binh; đồng thời nêu cao vai trò, trách nhiệm, ra sức thực hiện các phong trào thi đua, tích cực đóng góp sức trẻ xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...