TP. Bạc Liêu: Nhiều nỗ lực trong công tác giảm nghèo bền vững

TP. Bạc Liêu: Nhiều nỗ lực trong công tác giảm nghèo bền vững

04/07/2024 | Tác giả: Minh Luân Lượt xem: 149


Năm 2023, TP. Bạc Liêu đã triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp giảm nghèo bền vững và đạt được nhiều kết quả khả quan. Dự kiến đến cuối năm, có 108 hộ thoát nghèo và thoát 300 hộ cận nghèo (đạt 100% chỉ tiêu).

TP. Bạc Liêu: Nhiều nỗ lực trong công tác giảm nghèo bền vững
Chi bộ Phòng LĐ-TB&XH TP. Bạc Liêu trao vốn hỗ trợ cho hộ nghèo xã Vĩnh Trạch Đông.

Linh hoạt các giải pháp giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, thành phố đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. TP. Bạc Liêu đã ban hành các kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể, các khóm, ấp tiến hành đánh giá, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của các hộ nghèo, cận nghèo, cũng như phân loại hộ nghèo để có chính sách hỗ trợ sát thực, phù hợp, hiệu quả. Phân công các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành phố và phường, xã nhận đỡ đầu giúp đỡ vốn, phương tiện, con giống… cho 108 hộ nghèo; đối với số hộ cận nghèo còn lại, giao đơn vị phường, xã tự vận động giúp đỡ. Bên cạnh đó, đã tổ chức đào tạo nghề cho 4.145 lao động, giải quyết việc làm cho 7.863 lao động; vận động Quỹ An sinh xã hội được 13,4 tỷ đồng...

Cùng với đó, thành phố đã vận dụng linh hoạt các chính sách giảm nghèo với phương châm đảm bảo người dân được tiếp cận và hưởng lợi. Theo đó, thành phố tạo điều kiện cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác được tiếp cận nguồn vốn chính sách tín dụng ưu đãi nhằm đảm bảo chi phí trong lao động, sản xuất. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp 2.050 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho các đối tượng thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, cũng như vận động nguồn xã hội hóa hỗ trợ 262 thẻ BHYT cho các hộ gặp khó khăn về kinh tế. Hỗ trợ tiền điện cho hơn 170 hộ nghèo, hộ chính sách và hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập cho học sinh nghèo. Cũng trong năm 2023, tranh thủ nguồn hỗ trợ của các ngân hàng, nguồn vận động an sinh xã hội, TP. Bạc Liêu đã cất 128 căn nhà với tổng kinh phí xây dựng 5,7 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ gặp khó khăn về nhà ở…

Linh động, sáng tạo từ thực tiễn các giải pháp giảm nghèo của thành phố đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động; hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn. Với nỗ lực ấy, chất lượng cuộc sống người dân từng bước được nâng lên, đời sống của hộ nghèo được cải thiện.

UBND Phường 5 (TP. Bạc Liêu) bàn giao nhà tình thương cho hộ gặp khó khăn về nhà ở. Ảnh: T.Q

Quyết liệt thực hiện

Để triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình vẫn còn một số khó khăn nhất định nên vẫn chưa giải ngân được nguồn vốn tỉnh giao đạt 100% theo kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân là do việc thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (Dự án 2) còn nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ thực hiện theo phương thức đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thực hiện theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù. Song, đối tượng được hỗ trợ lại là người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) không đủ năng lực và nguồn lực để xây dựng, thực hiện dự án nên rất khó thực hiện.

Khó khăn nữa là, đối với các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng), đến nay vẫn chưa giải ngân được do nội dung hỗ trợ chưa có định mức hỗ trợ cụ thể…

Mặt khác, việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng hỗ trợ nhà ở, vốn và phương tiện sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo của một số phường, xã còn hạn chế, chủ yếu nguồn lực hỗ trợ từ cấp trên; việc lồng ghép thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với công tác giảm nghèo đôi lúc chưa đồng bộ, chưa có nhiều mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả. Nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc tuy đã được ưu tiên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu...

Nhằm đẩy nhanh việc thực hiện chương trình với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, khó đến đâu tháo gỡ đến đó, UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành, địa phương phải chủ động phối hợp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở, phấn đấu cả năm phải giải ngân hoàn thành mục tiêu đề ra nhằm đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện đạt mục tiêu về giảm nghèo bền vững năm 2023 và giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, thành phố tiếp tục tổ chức triển khai, thực hiện và giải ngân theo kế hoạch các nguồn vốn được phân bổ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhằm phục vụ cho sản xuất, đời sống, tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận và hưởng lợi từ những công trình này.

Từ nay đến cuối năm, thành phố sẽ tiếp tục khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; phối hợp với các đơn vị giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp. Đồng thời, thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm đảm bảo chính xác, phản ánh đúng thực trạng nghèo của các địa phương, nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo và đặc điểm hộ nghèo, cận nghèo để có giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá chương trình giảm nghèo; kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt và khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm nghèo, tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và vươn lên làm giàu chính đáng của hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Từ đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh.

Theo báo Bạc Liêu

https://www.baobaclieu.vn/giam-ngheo-viec-lam/tp-bac-lieu-nhieu-no-luc-trong-cong-tac-giam-ngheo-ben-vung-88400.html


Chia sẻ trên

04/07/2024 | Tác giả: Phạm Tiếp

Ninh Thuận có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện, nhanh, bền vững

Sáng 28/4, dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, đưa Ninh Thuận phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.

04/07/2024 | Tác giả: KIM TRUNG

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

Xác định công tác xúc tiến thương mại (XTTM) đóng vai trò quan trọng trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, năm 2023, Sở Công thương đã tập trung làm tốt công tác này và góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu của hàng hóa Bạc Liêu.

04/07/2024 | Tác giả: Du thuyền Mon Chéri

Du lịch lặn biển ngày càng hấp dẫn du khách

Vừa được rèn luyện sức khỏe, thư giãn tâm trí, vừa khám phá thêm nhiều vẻ đẹp thiên nhiên cả trên cạn lẫn dưới nước, du lịch lặn biển là loại hình du lịch được ưa thích khoảng ba năm gần đây ở Việt Nam, nhất là với giới trẻ. Lặn biển mở ra những góc nhìn mới mẻ, thu hút khách tham quan và trải nghiệm các vùng biển hoang sơ ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Hòn Yến (Phú Yên), Côn Ðảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)...

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...