TP Hà Tĩnh đề xuất khu vực không được phép chăn nuôi

TP Hà Tĩnh đề xuất khu vực không được phép chăn nuôi

27/07/2024 | Tác giả: T.A Lượt xem: 170


TP Hà Tĩnh có 15 đơn vị hành chính, hiện nay, toàn bộ các phường, xã đều có hoạt động chăn nuôi.

TP Hà Tĩnh đề xuất khu vực không được phép chăn nuôi

Theo thống kê của UBND thành phố, trên địa bàn hiện có 1.371 con trâu bò, 3.620 con lợn và 184.900 con gia cầm. Trong đó, khu vực nội thành, nội thị (10 phường) có 182 con trâu bò, 330 con lợn và 28.199 con gia cầm với 2.062 hộ chăn nuôi.

Trên địa bàn có 7 trang trại quy mô nhỏ, vừa (nuôi lợn, gia cầm), trong đó, 5 trang trại tại địa bàn các xã, 2 trang trại nằm trên địa bàn các phường Thạch Quý, Đại Nài.

Việc phát triển chăn nuôi là sinh kế quan trọng, cung cấp thực phẩm tại chỗ, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người dân. Sản phẩm chăn nuôi còn cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến để phát triển nông nghiệp đô thị theo chiều sâu, đa dạng theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, chất thải trong chăn nuôi là nguồn cấp phân bón hiệu quả, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tuần hoàn, nông nghiệp xanh, hữu cơ, an toàn và bền vững.

Thời gian qua, TP Hà Tĩnh quan tâm công tác quản lý chăn nuôi, quy hoạch, bố trí quỹ đất để đảm bảo nhu cầu chăn nuôi của người dân.

Tuy nhiên, qua đánh giá, tại các phường nội đô, chăn nuôi chủ yếu theo hình thức nông hộ, các biện pháp về xử lý chất thải, môi trường còn nhiều bất cập. Thực trạng này cũng gây khó khăn cho ng tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi, từ vật nuôi sang người.

 

Căn cứ các quy định tại Luật Chăn nuôi và văn bản của Sở Xây dựng hướng dẫn quy định khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; các quy hoạch, kế hoạch, quy định liên quan; kết quả rà soát, đánh giá và tình hình thực tế tại địa phương, TP Hà Tĩnh đã đề xuất khu vực không được phép chăn nuôi.

Theo đó, đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại nhỏ, vừa, lớn (từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên), không được phép chăn nuôi tại các khu vực nội thành, nội thị. Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nông hộ nuôi (dưới 10 đơn vị vật nuôi), nếu khu vực nuôi không đảm bảo tách biệt với nơi ở của người và không đảm bảo theo các quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi thì không được phép chăn nuôi.

TP Hà Tĩnh cũng đề xuất một số giải pháp cho việc thi hành như: thực hiện tốt ng tác quản lý hoạt động chăn nuôi; tăng cường ng tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chăn nuôi, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác liên quan nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; tuyên truyền, phổ biến Luật Chăn nuôi năm 2018, kê khai hoạt động chăn nuôi, khu vực không được phép chăn nuôi; tổ chức cho chủ chăn nuôi ký cam kết không vi phạm quy định khu vực không được phép chăn nuôi; triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung của tỉnh; rà soát, bổ sung quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, bố trí quỹ đất để đảm bảo nhu cầu chăn nuôi của người dân thực hiện việc di dời ra khỏi khu vực không được phép. Cùng đó, đề xuất các chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép…

Theo Báo Hà Tĩnh

https://baohatinh.vn/tp-ha-tinh-de-xuat-khu-vuc-khong-duoc-phep-chan-nuoi-post270829.html


Chia sẻ trên

27/07/2024 | Tác giả: Mộc Lan

Chạy đua cùng thời vụ gieo cấy lúa Hè – Thu

Vụ Hè - Thu là vụ sản xuất có diện tích cấy lúa lớn, đa dạng cây trồng. Song đây cũng là vụ có diễn biến phức tạp về mưa, bão, tố lốc bất thường, nguy cơ tiềm ẩn lớn về dịch hại cây trồng. Do vậy, để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất, ngành Nông nghiệp đã yêu cầu các địa phương triển khai lịch gieo cấy đúng khung thời vụ, lựa chọn cơ cấu giống hợp lý, hiệu quả, tập trung chăm sóc, nâng cao năng suất, sản lượng lúa.

27/07/2024 | Tác giả: Tiến Dũng

Lộc Hà đẩy nhanh tiến độ các công trình thiết yếu

Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án lớn, có tính bức thiết trên địa bàn để góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.

27/07/2024 | Tác giả: Sơn Hà

Gần 4.200 lượt lao động của Hà Giang sang Trung Quốc làm việc theo Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới

Thực hiện Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới giữa tỉnh Hà Giang với châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), từ đầu năm đến trung tuần tháng 7.2024, các doanh nghiệp, đơn vị được tỉnh cấp phép đã đưa gần 4.200 lượt người lao động của tỉnh sang châu Văn Sơn làm việc.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...