Trúng mùa được giá lúa Đông Xuân, nông dân Hậu Giang xuống giống vụ Hè Thu

Trúng mùa được giá lúa Đông Xuân, nông dân Hậu Giang xuống giống vụ Hè Thu

22/03/2024 | Tác giả: Nguyễn Quang Lượt xem: 300


Ngành rau củ quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2024 đạt từ 6 - 6,5 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này trước những khó khăn tại những thị trường Âu Mỹ ngành rau củ quả Việt Nam tập trung vào thị trường truyền thống Trung Quốc và đẩy mạnh xuất hàng sang những nước Đông Nam Á, như Indonesia, Malaysia, Thái Lan…

Trúng mùa được giá lúa Đông Xuân, nông dân Hậu Giang xuống giống vụ Hè Thu

Trong đó việc giao thương trực tiếp với một số quốc gia có cùng sản phẩm tương đồng được kỳ vọng sẽ gia tăng giá trị, giảm thiểu rủi ro cho nông sản Việt.

Hợp tác với đối thủ, tại sao không?

Chanthaburi là một tỉnh dẫn đầu về sản lượng nông nghiệp của Thái Lan, đặc biệt là trồng cây ăn quả, tiêu biểu phải kể đến như: Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, dứa, mít, nhãn… Đây cũng là bạn hàng trái cây nhiệt đới lâu năm của Trung Quốc. Thời gian qua Việt Nam và Thái Lan đều có nhiều sản phẩm tương đồng tập trung xuất khẩu sang đất nước tỷ dân.

Nông sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ đất nước chùa tháp. Một trong những hạn chế của Việt Nam liên quan vấn đề về chi phí sản xuất cao, cơ giới hóa, quy trình canh tác chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu chưa mang tính ổn định.

Bên cạnh đó vấn đề liên doanh, liên kết trong sản xuất cũng chưa đáp ứng tốt những quy định xuất nhập khẩu… Do vậy mà đâu đó vẫn có những hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất, nông hộ bị đội giá lên do khâu trung gian. Tại một số thị trường, có thời điểm rau củ quả Việt khi xuất đi phải chịu nhiều thiệt thòi, khi tem nhãn phải gắn những quốc gia khác.

Hạn chế của hoạt động xuất khẩu Việt Nam do chi phí sản xuất cao, cơ giới hóa, quy trình canh tác chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu chưa mang tính ổn định. (Ảnh: Nguyễn Quang)

Theo ông Nguyễn Văn Mười, Trưởng Cơ quan phía Nam Hội làm vườn Việt Nam: Thái Lan có bề dày về xuất khẩu nông sản, trong đó rau củ quả đều tích hợp cả 2 hình thức xuất tươi, cấp đông và cả dạng khô. Còn Việt Nam phần lớn chỉ xuất tươi. Vì vậy cần góc nhìn mới về giao thương để gia tăng giá trị cho nông sản.  

Ông Mười cho biết thêm: "Thực sự, không phải khi hai nước đều có những sản phẩm tương đồng mà chúng ta lại trở thành đối thủ. Vì đơn cử như sầu riêng Việt Nam một trong những nước có lợi thế có thể sản xuất quanh năm, còn Thái Lan thì thực sự họ chỉ tập trung sản xuất thời điểm nhất định từ tháng 4 tới tháng 9. Vì vậy, doanh nghiệp của Thái Lan họ cũng cần phải mua hàng của chúng ta để đáp ứng nhu cầu đơn hàng của họ tại thị trường Trung Quốc".

Ông Ukrit Wongthongsalee, Chủ tịch Phòng Thương mại Chanthaburi (Thái Lan) cho biết, Chanthaburi là một tỉnh hàng đầu Thái Lan nổi tiếng về sản lượng nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây ăn quả. Ngoài ra, còn là thủ phủ của nhiều loại trái cây nhiệt đới khác. Thông qua các kênh truyền thông của mình, Chanthaburi sẽ cung cấp thông tin cũng như quảng bá sâu rộng về các hoạt động của Việt Nam, tận dụng lợi thế của mình nhằm xúc tiến thương mại quốc tế.

Theo ông Ukrit Wongthongsalee: "Chúng tôi muốn hợp tác với người nông dân và trang trại của Việt Nam. Trong thời gian tới chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động quảng bá tại Thái Lan. Thông qua hợp tác này thúc đẩy cơ hội các bên để doanh nghiệp hai nước tăng cường giao thương, mở rộng thị trường cho các sản phẩm rau, hoa, quả… Đây cũng là lựa chọn, giải pháp tốt nhất sẽ giúp tiêu thụ sản phẩm hai nước".

Vẫn có những hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất, nông hộ bị giá lên do khâu trung gian. (Ảnh: Nguyễn Quang)

Tăng dự báo, giảm trung gian

Hiệp hội Rau quả Việt Nam kỳ vọng năm 2024 kim ngạch xuất khẩu rau củ quả có thể đạt 6,5 tỷ USD. Nếu thuận lợi có thể đạt 7 tỷ USD, cao hơn mục tiêu đề ra 6 tỷ USD. Tuy nhiên hiện nhiều thị trường trong đó có Âu- Mỹ khó khăn. Để đạt được mục tiêu này, ngành rau củ quả chuyển hướng về thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp trong ngành phải tranh thủ thời cơ, chủ động ổn định thị trường truyền thống. Đồng thời giải quyết vấn đề cần và đủ để mở rộng thị trường mới. Cũng như thông qua việc tổ chức sản xuất hiệu quả, tăng cường thông tin dự báo, giảm vai trò trung gian để tăng giá trị trong giao dịch... 

"Song song đó, chúng ta cần xác định những mặt hàng trọng điểm chiến lược để có những giải pháp về thị trường, công nghệ và sản xuất. Đơn cử như vấn đề mặt hàng sầu riêng, bưởi, dừa… Đây là những mặt hàng có nhiều triển vọng, cùng với đó là nhiều mặt hàng khác có tiềm năng rất lớn để phát triển" - ông Cường nhấn mạnh.

Liên quan đến các vấn đề về mở rộng thị trường, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua các đơn vị của bộ cũng đã liên tục đàm phán với các thị trường lớn. Trong đó có thị trường Trung Quốc, NewZealand, Hoa Kỳ, Nhật Bản… để mở rộng thị trường cho nhiều các loại rau, hoa quả.

Đặc biệt thị trường Trung Quốc là thị trường lớn góp phần rất nhiều trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả, trong đó có trái cây nhiệt đới của Việt Nam trong năm qua. Thời gian tới, hoạt động xuất khẩu rau củ quả cần đáp ứng tốt hơn các quy định của thị trường. Nhất là vấn đề đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và hoạt động xây dựng giám sát quy trình sản xuất.

Trong thời gian tới, hoạt động xuất khẩu rau củ quả cần đáp ứng tốt hơn các quy định của thị trường. (Ảnh: Nguyễn Quang)

"Bộ cũng cũng đã phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo để giúp kết nối trực tiếp giữa người mua và nhà sản xuất để làm sao giảm chi phí trung gian. Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ liên kết thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Cũng như có những hướng dẫn cụ thể về các quy định của thị trường để bà con sản xuất cũng như doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các quy định của thị trường trong thời gian tới" - ông Hòa nêu rõ.  

Năm 2024 dự báo sẽ rất nhiều thuận lợi, đặc biệt thị trường Trung Quốc. Bởi hiện tại quốc gia này đã mở cửa hầu như các cửa khẩu, đường mòn lối mở, thậm chí là đang muốn hợp tác để thúc đẩy việc làm cửa khẩu thông minh để tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu rau quả với Việt Nam. Chính vì vậy việc năng cao năng lực cung ứng, giao dịch trực tiếp kể cả bắt tay với các quốc gia có chung thị trường cũng là hướng đi linh hoạt gia tăng giá trị, giảm rủi ro, để tiêu thụ hiệu quả nông sản trong thời gian tới.

Theo VOV

https://vov.vn/kinh-te/nganh-rau-cu-qua-viet-nam-giao-thuong-truc-tiep-de-tang-gia-tri-xuat-khau-post1083865.vov


Chia sẻ trên

22/03/2024 | Tác giả: Việt Cường

Thủ đoạn giả danh công an hướng dẫn cài đặt VneID để chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây, xuất hiện một số thủ đoạn các đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan công an gọi điện cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID (ứng dụng giả mạo), kích hoạt tài khoản định danh điện tử; sau khi người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo, đối tượng sẽ yêu cầu cấp quyền truy cập điện thoại, thực hiện lệnh chuyển tiền, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

22/03/2024 | Tác giả: An Minh

Xuất khẩu tôm năm nay ước đạt 4 tỷ USD

Tuy gặp nhiều khó khăn, song dự báo ngành tôm năm nay vẫn rất khả quan, xuất khẩu dự kiến thu về hơn 4 tỷ USD, tăng từ 10-15% so với năm 2023.

21/03/2024 | Tác giả: Sơn Nhung - Lê Tỉnh

Chiêu trò "lùa gà" mua đất nền lại nở rộ

Người có nhu cầu mua bất động sản cần hết sức thận trọng với những lời chào mời hấp dẫn

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...