Tuyến tàu điện chạy qua đoạn đường "dầy đặc" các trường đại học ở thủ đô: Vừa đi vào hoạt động đã gây háo hức, sinh viên ra trường rồi đều tiếc hùi hụi

Tuyến tàu điện chạy qua đoạn đường "dầy đặc" các trường đại học ở thủ đô: Vừa đi vào hoạt động đã gây háo hức, sinh viên ra trường rồi đều tiếc hùi hụi

09/08/2024 | Tác giả: Thảo Quyên - Ngọc Đẹp Lượt xem: 168


Tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội là tuyến tàu điện đi qua đông đảo khu dân cư và trường đại học. Nhiều sinh viên sau khi trải nghiệm đã quyết định bỏ xe máy để đi tàu điện đến trường.

Tuyến tàu điện chạy qua đoạn đường
Đúng 8h giờ ngày 8/8/2024, chuyến tàu đầu tiên đã khởi hành tại ga Nhổn đi ga Cầu Giấy. Đông đảo sinh viên các trường đại học dọc tuyến đón đợi, mong chờ để được trải nghiệm, chụp ảnh check – in .
Nguyễn Đỗ Phương Thảo (22 tuổi, Cầu Giấy) chia sẻ: “Mình vừa tốt nghiệp ra trường 2 tháng trước. Cách đây 4 năm, khi biết đỗ vào trường, mình đi tìm trọ và được giới thiệu trọ cách không xa trường, di chuyển thuận tiện vì có tuyến tàu điện trên cao Nhổn - ga Hà Nội sắp đi vào hoạt động.
Bốn năm đại học mình chạy thốc chạy tháo với xe buýt và tắc đường, có lần còn lên lớp muộn vì chỉ còn cách vài trăm mét mà đường tắc không tài nào di chuyển được. Mình vừa ra trường thì tàu điện trên cao hoạt động, cũng có đôi chút hụt hẫng và tiếc nuối. Hôm nay, mình trải nghiệm, thấy tàu di chuyển nhanh, không sợ tắc đường, thoáng mát. Các em sinh viên Đại học Quốc gia, trường Đại học Giao thông Vận tải, trường Đại học Sư Phạm đi học sẽ thuận tiện hơn”. Phương Thảo chia sẻ thêm.
Nguyễn Tấn Dũng (20 tuổi), hiện là sinh viên Trường Đại học Kiến trúc cùng Hán Huyền Trang trải nghiệm chuyến metro Nhổn – ga Hà Nội trong ngày đầu vận hành, Dũng nói: “Thấy bạn khoe trường bạn sắp có tuyến tàu đường sắt trên cao hoạt động, mình đã thuyết phục được bạn dẫn đi. Nhiều lần chúng mình có dự định trải nghiệm tuyến tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông nhưng chưa có dịp. Đây là lần đầu tiên mình đi tàu điện trên cao. Mình thấy tàu chạy rất êm và nhanh. Mình hi vọng đoạn tàu còn lại sẽ sớm hoàn thành để các bạn sinh viên đi học thuận tiện”.
“Ở Hà Nội, từ khi có tuyến Cát Linh – Hà Đông, có lẽ người dân cũng không còn bỡ ngỡ khi có thêm tuyến tàu điện này hoạt động. Song mình cảm thấy rất vui và tự hào về sự phát triển của thủ đô Hà Nội. Mình hy vọng trong tương lai sẽ có thêm nhiều tuyến tàu mới được đầu tư để phục vụ tốt cho người dân”. Dũng nói.
Là sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Bùi Hoài Giang (2004) lần đầu tiên lựa chọn tàu điện trên cao từ ga Nhổn đến ga Đại học Quốc gia để đến trường.“Mặc dù phải đi bộ một đoạn, trời nắng nóng nhưng mình đã tiết kiệm được 2/3 thời gian vì đoạn đường Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu bao giờ cũng đông đúc và tắc đường. Sinh viên chúng mình còn có ưu đãi vé tháng, chắc chắn mình sẽ lựa chọn di chuyển bằng tàu điện thay vì đi xe buýt”.
Phan Duy Thắng (20 tuổi), hiện đang là sinh viên năm 2 tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi nghe tin tàu điện trên cao mở miễn phí cho người dân trải nghiệm, Duy Thắng cũng sang ga Cầu Giấy để đi tàu điện đến trường.
“Nhà ở quận Ba Đình cách ga Cầu Giấy không xa, trước đây, mình thường đi xe máy để đi học. Thời gian di chuyển đến trường mất khoảng 45 phút, giờ cao điểm có thể lên đến một giờ hoặc hơn. Hôm nay, mình đã đi xe đạp ng cộng ra ga Cầu Giấy rồi đi từ ga Cầu Giấy đến trường, tổng thời gian chỉ mất gần 30 phút. Nếu tàu vận hành ổn định, chắc chắn mình sẽ lựa chọn đi tàu thay vì đi xe máy như trước đây”, Duy Thắng nói.
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội dài 12,5 km với tổng mức đầu tư gần 35.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA. Trong đó, đoạn trên cao (Nhổn - Cầu Giấy) dài 8,5 km và đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - ga Hà Nội) dài 4 km.
Tuyến đường sắt đô thị trên cao có lộ trình đi thẳng vào trung tâm Thủ đô, xuyên qua những khu dân cư đông đúc. Đặc biệt, đây là khu vực tập trung nhiều trường học, đại học như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đai học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Giao thông vận tải …. Dự án khi đưa vào vận hành thương mại được kỳ vọng sẽ phục vụ tốt cho học sinh, sinh viên và những người đi làm; giúp giảm ùn tắc giao thông trên toàn tuyến.
Cũng giống như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, khi tới ga, học sinh, sinh viên, người lao động có thể mua vé trực tiếp qua nhân viên hoặc máy bán vé tự động. Mỗi vé tàu chỉ được quẹt 1 lần khi cửa ra vào mở. Thời gian chạy tàu từ 5h30 đến 22h, tần suất 10 phút một chuyến tại tất cả nhà ga trên cao.
Tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội sẽ chở khách miễn phí trong 15 ngày đầu. Sau 2 tuần chạy miễn phí, Hanoi Metro sẽ chính thức bán vé. Giá vé tháng phổ thông là 200.000 đồng, vé ưu tiên giảm 50% cho hành khách là học sinh, sinh viên, ng nhân các khu ng nghiệp. Vé qua các ga dọc đường từ 8.000-12.000 đồng.
Đoạn tàu điện trên cao chỉ dài 8,5 km nhưng đi qua đến 11 trường đại học bao gồm: Đại học ng nghiệp Hà Nội, Đại học Thương Mại, Đại học Sư phạm Hà Nội, 6 trường thành viên của Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Giao thông Vận tải. Trong ảnh là đoạn dày đặc nhất khi chỉ dài chưa đến 2 km nhưng có 9 trường đại học.

Theo Pháp luật & Đời sống

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tuyen-tau-ien-chay-qua-oan-uong-day-ac-cac-truong-ai-hoc-o-thu-o-vua-i-vao-hoat-ong-a-gay-hao-huc-sinh-vien-ra-truong-roi-eu-tiec-hui-hui-a454565.html


Chia sẻ trên

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...