Vì sao trẻ dễ nổi nóng, khó kiểm soát cảm xúc?

Vì sao trẻ dễ nổi nóng, khó kiểm soát cảm xúc?

11/07/2022 | Tác giả: Kim Uyên Lượt xem: 294


Trẻ hay nóng tính, cáu giận và dễ kích động có thể do môi trường sống, sự giáo dục, bản tính bẩm sinh do gene MAOA quy định.

Vì sao trẻ dễ nổi nóng, khó kiểm soát cảm xúc?

Trẻ hay nóng tính, cáu giận và dễ kích động có thể do môi trường sống, sự giáo dục, bản tính bẩm sinh do gene MAOA quy định.

Mỗi khi bé Minh Thanh (3,5 tuổi) không vừa ý chuyện gì là giận dỗi ra mặt, nằm ăn vạ. Có lần con hất cả đĩa thức ăn trên tay chị Minh An (quận 3, TP HCM) vì không muốn ăn cơm. Đỉnh điểm là con ở trường, giành đồ chơi với bạn nhưng bất thành, con cắn bạn cháy máu và nằm lăn ra khóc. Cô giáo dỗ dành kiểu nào cũng chẳng chịu nín nên gọi điện mời phụ huynh.

Chị An cứ tưởng đây là chỉ là những biểu hiện "cái tôi" của trẻ lên 3 và quan tâm uốn nắn, giáo dục thì con sẽ bỏ được thói xấu. Song, dù áp dụng nhiều biện pháp nhưng con vẫn chứng nào tật nấy, hay cáu giận và khó kiềm chế cảm xúc, đôi lúc còn phản ứng thái quá. Chị đưa con đi thăm khám về tâm lý thần kinh nhưng bác sĩ bảo bé vẫn bình thường.

Chị Thanh Hằng (38 tuổi, Bình Dương) cũng thường than phiền về đứa con 10 tuổi "sao mà hay nóng tính, cứng đầu thế, giống y như bố nó!". Bé khó hoàn thành các bài tập, hoạt động đòi hỏi sự kiên nhẫn. Con còn thường tỏ vẻ bực bội mỗi khi mẹ làm việc trái ý hay bị thúc ép. Những lúc như thế chị Hằng đều phải xuống nước, nhường nhịn. Đôi lúc chị băn khoăn không biết cách làm của mình như thế đã đúng chưa.

Trẻ nóng tính, khó kiềm chế cảm xúc thường có xu hướng bạo lực. Ảnh: Freepik

Bà Tăng Ngọc Nữ (Thạc sĩ Công nghệ sinh học Đại học Cornell Mỹ, Trưởng phòng tư vấn di truyền tại Genetica) giải thích, kìm nén sự tức giận bên trong có thể không phải lúc nào cũng tốt. Nghiên cứu cho thấy, sự kìm nén lâu dài mà không có không gian giải tỏa dễ dẫn đến các nguy cơ sức khỏe như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, giảm tuổi thọ.... so với người bày tỏ sự tức giận một cách lành mạnh. Nhưng tức giận không phải lúc nào cũng trở thành cơn thịnh nộ. Nếu trẻ thể hiện cảm xúc theo hướng tiêu cực, có tính chất bạo lực thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, có sự giáo dục và can thiệp kịp thời.

Chẳng hạn, căng thẳng và trầm cảm là hai trong số các yếu tố ảnh hưởng đến các khuynh hướng nóng tính. Bên cạnh đó còn có môi trường sống và cách giáo dục của cha mẹ. Trẻ sống trong môi trường, cha mẹ có xu hướng bạo lực, thích dạy dỗ bằng đòn roi sẽ khó kiếm chế cảm xúc, thường dễ nỗi nóng hơn. Ngoài ra, một số trẻ nóng tính bẩm sinh còn do gene quy định.

Qua bạn bè giới thiệu, chị An mới biết đến dịch vụ phân tích gene để hiểu hơn về con. Kết quả cho thấy, con của chị An có gene "chiến binh" (MAOA). Thạc sĩ Ngọc Nữ giải thích, gene MAOA làm suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh trong não, có liên quan đến một số khía cạnh như lo lắng xã hội và gây hấn chủ yếu ở nam giới. Những đứa trẻ có gene này khó kiểm soát cảm xúc nóng nảy, hay bực bội. Một số còn có trẻ xu hướng bạo lực, bốc đồng và gây hấn.

Thạc sĩ Ngọc Nữ chia sẻ thêm, biến thể bất lợi của kiểu gen NOS3 cũng có thể khiến một số trẻ trở nên nhạy cảm, dễ cảm thấy bị xúc phạm và nhanh chóng thể hiện sự tức giận ra bên ngoài. Hay gene HTR2A mã hóa thụ thể của chất dẫn truyền thần kinh serotonin cũng là nguyên nhân. Nồng độ serotonin thấp trong quá trình giao tiếp giữa các tế bào não có liên quan đến các suy nghĩ hung hăng. Tuy nhiên, gene không phải là yếu tố duy nhất liên quan đến các hành vi gây hấn của trẻ.

"Những trẻ khó kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận khi đến tuổi trường thành dễ mắc phải sai lầm nếu không được uốn nắn, giáo dục tốt. Vì tính khí nóng nảy, ít chịu nhường nhịn này nên khi tham gia công việc đòi hòi sự hợp tác, trẻ khó thể hiện tốt. Đôi khi những bất đồng không đáng nhưng trẻ khó giải quyết theo hướng tích cực, không chịu nhường nhịn, ảnh hưởng đến công việc, mối quan hệ", thạc sĩ Ngọc Nữ nói.

Vào năm 2011, Đại học Duke (New Zealand) đã tiến hành làm cuộc nghiên cứu theo dõi 1.000 trẻ từ khi chào đời đến tuổi 30. Kết quả cho thấy, trẻ thiếu khả năng kiểm soát khi lớn lên dễ sa ngã như bỏ học ở trường, hút thuốc... và khó thành công hơn những trẻ bình thường.

Không chỉ với trẻ, việc biết cách kiềm chế cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ cũng mang lại hiệu quả tích cực. Một người biết cách tiết chế, cân bằng cảm xúc tốt sẽ dễ thăng tiến hơn, tránh cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Cách giúp trẻ dịu cơn nóng giận

Vấn đề đặt ra là cha mẹ nên hướng dẫn con cách thể hiện sự tức giận sao cho phù hợp. Trong cơn tức giận, trẻ có thể la hét, ném đồ đạc, bỏ ngoài tai những lời nói của cha mẹ. Lúc này, cha mẹ phải thật điềm tĩnh, từ từ ôm con vào lòng để con giảm cảm xúc tiêu cực.

Những đứa trẻ nóng tính có thể di truyền từ cha mẹ hoặc những người thân. Do đó, khi bạn cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc trước hành vi bốc đồng của con hãy tự trấn an bản thân bằng cách hít một hơi thật sâu và đếm từ một đến 10.

Mẹ có thể đánh lạc hướng con bằng những món đồ chơi, trò chơi con yêu thích. Khi cơn nóng giận của con đi qua, bạn hãy nói chuyện với con về những hành vi chưa đúng.

Dạy con qua những hoạt động vui chơi cũng là một cách hay và có thể mang lại tác dụng. Mẹ có thể áp dụng câu chuyện đóng đinh vào chiếc hàng rào gỗ rất nổi tiếng với trẻ. Mỗi khi con nóng giận, bạn có thể cho trẻ đóng một chiếc đinh hoặc dán một bông hoa vào tường. Mỗi khi con kiềm chế được cảm xúc tiêu cực thì sẽ tháo những chiếc đinh hoặc bông hoa đó ra. Những trò chơi tăng sự kiên nhẫn cũng có ích cho trẻ, rèn luyện khả năng bình tĩnh, kiên trì để đạt được mục tiêu. Trong quá trình trẻ hình thành cái tôi, thể hiện sự độc lập, mẹ nên trao quyền cho con tự quyết, đừng tạo sự ép buộc khiến con có phản ứng ngược lại.

Những hoạt động cần kiên nhẫn cũng có ích trong việc giáo dục trẻ mang gene "chiến binh". Ảnh: Shutterstok

Các xét nghiệm gene cũng giúp mẹ khám phá về những tính cách bẩm sinh của con, hiểu rõ con hơn để có thể giáo dục phù hợp. Thạc sĩ Ngọc Nữ chia sẻ thêm, khi biết con có những gene MAOA thì có nhiều các để giúp con, trong đó phổ biến là tập thể dục thường xuyên và nhận đủ ánh sáng mặt trời. Các hoạt động ngoài trời được khuyến nghị. Bổ sung magie và kẽm sẽ rất hiệu quả trong việc tăng các hoạt động của gene MAOA.

Theo báo Vnexpress

https://vnexpress.net/vi-sao-tre-de-noi-nong-kho-kiem-soat-cam-xuc-4455655.html?


Chia sẻ trên

09/07/2022 | Tác giả: Anh Nhi

GRDP tăng 2 con số, Vĩnh Phúc lọt Top 10 địa phương tăng trưởng cao nhất cả nước

Với sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh, GRDP 6 tháng đầu năm của Vĩnh Phúc ước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và nằm trong Top 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước…

11/07/2022 | Tác giả: Nhật Minh

Peugeot 408 ra mắt, thêm lựa chọn cho phân khúc xe gia đình tầm trung

(Dân trí) - Peugeot 408 là mẫu xe được thiết kế theo phong cách coupe crossover, với kế hoạch phân phối toàn cầu, nên không loại trừ khả năng sẽ được đưa về Việt Nam trong tương lai.

09/07/2022 | Tác giả: Thúy Diễm

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo 10.000 việc làm mới

(Dân trí) - Dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động địa phương, ưu tiên với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...