Việt Nam nhập triệu tấn gạo từ Ấn Độ, Campuchia, Bộ Công Thương muốn "siết", VCCI đề xuất gì?

Việt Nam nhập triệu tấn gạo từ Ấn Độ, Campuchia, Bộ Công Thương muốn "siết", VCCI đề xuất gì?

05/12/2022 | Tác giả: K.Nguyên Lượt xem: 306


Trước việc Bộ Công Thương cho rằng, cần phải có quy định về quản lý nhập khẩu gạo, nhiều doanh nghiệp cho rằng, đây là nhu cầu bình thường của doanh nghiệp, phản ánh đúng quy luật thị trường.

Việt Nam nhập triệu tấn gạo từ Ấn Độ, Campuchia, Bộ Công Thương muốn

Việt Nam nhập khẩu gạo, chủ yếu từ Ấn Độ, Campuchia

Theo Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2021 là 999.750 tấn, trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ lên đến 719.970 tấn (chiếm tới 72,02% tổng lượng nhập khẩu gạo của cả nước). 

Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…

Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, Bộ Công Thương cho rằng, do nhập khẩu gạo quá nhiều, nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Do vậy, quan điểm của Bộ cần phải có quy định về quản lý nhập khẩu gạo theo các tiêu chí: số lượng, trị giá, chủng loại, thị trường khách hàng xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu; cửa khẩu nhập khẩu để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu gạo phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.

Trước ý kiến của Bộ Công Thương về việc siết chặt quản lý mặt hàng gạo, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ là nhu cầu bình thường, phản ánh quy luật thị trường, vì vậy không nên siết chặt. Ảnh: TTXVN.

VCCI, doanh nghiệp ngành gạo kiến nghị không nên siết chặt nhập khẩu gạo

Trước đề xuất của Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công thương chủ trì soạn thảo.

Theo đó, VCCI đề nghị Bộ Công Thương lưu ý, các biện pháp quản lý nhập khẩu đã được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản quy định chi tiết. Việc áp dụng biện pháp nào, căn cứ áp dụng, điều kiện áp dụng, đều đã được quy định và các cơ quan Nhà nước cần tham chiếu các quy định này khi áp dụng.

VCCI cho rằng, cần cân nhắc về sự cần thiết của việc bổ sung thêm quy định về nhập khẩu thóc, gạo. Không những thế, quy định tại dự thảo chưa đủ rõ ràng, chẳng hạn không rõ tiêu chí nào để đánh giá tăng nhập khẩu có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Đồng thời VCCI cũng bày tỏ, không rõ các biện pháp quản lý nhập khẩu mà cơ quan Nhà nước đề xuất là gì.

"Việc áp dụng các biện pháp quản lý hạn chế nhập khẩu không phải chỉ mang lại tác dụng tích cực mà điều này có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất khác trong nước, khiến giá thành sản xuất tăng, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá, sản phẩm từ Việt Nam", VCCI lo ngại.

Theo VCCI, việc áp dụng các biện pháp quản lý nhập khẩu cần xem xét đến lợi ích của cả các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu để sản xuất. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc bổ sung quy định này. Việc quản lý nhập khẩu nên áp dụng thống nhất quy định của Luật Quản lý ngoại thương.

 Dù vậy, Dự thảo có thể quy định về việc cung cấp thông tin từ các cơ quan nhà nước khác để cơ quan quản lý có thêm thông tin khi ra quyết định (như Dự thảo đã quy định).

Trong khi đó, theo Bản tin lúa gạo tuần 47 của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, các chuyên gia nông nghiệp nhận định, gạo nhập khẩu tăng nhanh là do 3 - 4 năm vừa qua, cơ cấu gạo của Việt Nam theo hướng tăng gạo thơm, gạo đặc sản, gạo dinh dưỡng, gạo trắng chất lượng thấp, số lượng ít trong khi Ấn Độ có loại gạo này. 

Với chênh lệch về giá cả, doanh nghiệp nhập gạo từ Ấn Độ có lãi nên tăng nhập khẩu. Ngoài ra, lượng gạo nhập từ Campuchia cũng tăng do nước này ít sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, giống tốt, đất đai màu mỡ, nhờ đó chất lượng gạo tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng dù giá cao. 

Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp Việt cũng chuyển hướng sang đầu tư, trồng lúa ở nước này do để tận dụng chi phí lao động thấp và quỹ đất nông nghiệp dồi dào.

Do đó, trước ý kiến của Bộ Công Thương về việc siết chặt quản lý mặt hàng gạo, nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là nhu cầu bình thường, phản ánh quy luật thị trường, vì vậy không nên siết chặt.

Theo danviet

https://danviet.vn/viet-nam-nhap-trieu-tan-gao-tu-an-do-campuchia-bo-cong-thuong-muon-siet-vcci-de-xuat-gi-20221129160716503.htm


Tags

Chia sẻ trên

04/12/2022 | Tác giả: Thi Hà

Nhiều hàng hóa tăng giá mạnh dịp cuối năm

Những ngày qua, các loại rau xanh tăng giá 10-15%, thậm chí một số mặt hàng thủy hải sản tăng đến 30% so với tháng trước.

05/12/2022 | Tác giả: Thi Hà

Hàng giả bán tràn lan trên các kênh thương mại điện tử

Hàng giả thực phẩm, đồ công nghệ, phụ tùng xe máy... đang được bán tràn lan trên các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada.

04/12/2022 | Tác giả: Thi Hà

Canada chuộng hàng thủy sản, dệt may của Việt Nam

Dệt may và thủy sản là nhóm ngành xuất khẩu sang thị trường Canada có mức tăng trưởng đột biến, hơn 50% trong 10 tháng đầu năm.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...