Xuất khẩu dừa đạt kỷ lục, thu về 900 triệu USD

Xuất khẩu dừa đạt kỷ lục, thu về 900 triệu USD

14/12/2024 | Tác giả: Hòa Hội Lượt xem: 20


Năm nay, giá trị kim ngạch xuất khẩu dừa của Việt Nam đạt kỷ lục, thu về 900 triệu USD. Hiện 30% diện tích dừa Việt Nam đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 30% diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng.

Xuất khẩu dừa đạt kỷ lục, thu về 900 triệu USD

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa, diễn ra tại Bến Tre ngày 13/12, do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) phối hợp báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức.

1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ NN&PTNT - cho biết, dừa là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, bên cạnh cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu.

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Hòa Hội.

Hiện, dừa Việt Nam đang trở thành mặt hàng xuất khẩu với giá trị cao. Các sản phẩm chế biến từ dừa đang có tiềm năng lớn để gia tăng giá trị của cây dừa , tăng thu nhập cho người dân. Theo thống kê, 30% diện tích dừa đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 30% được cấp mã số vùng trồng. Năm nay, giá trị kim ngạch xuất khẩu dừa đạt kỷ lục với 900 triệu USD.

Theo bà Thủy, vừa qua Bộ NN&PTNT đã làm việc, ký kết hiệp định thương mại, mở cửa thị trường xuất khẩu dừa chính ngạch. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển công tác nghiên cứu giống, quy trình canh tác như phối hợp Đại học Trà Vinh nghiên cứu lai tạo giống dừa để tạo thuận lợi cho ngành dừa phát triển.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ NN&PTNT - phát biểu.

Bến Tre được mệnh danh “thủ phủ dừa” của cả nước với diện tích trên 80.000ha, chiếm 88% diện tích dừa vùng ĐBSCL và gần 42% diện tích dừa cả nước. Cây dừa được xác định là cây trồng chủ lực và nguồn thu nhập của hơn 200.000 hộ dân khu vực nông thôn của tỉnh.

Ông Huỳnh Quang Đức - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre - cho biết, sản phẩm dừa xiêm xanh Bến Tre đã được cấp giấy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và chứng chỉ quốc gia về chỉ dẫn địa lý. Đến nay, toàn tỉnh Bến Tre có 133 vùng trồng dừa được cấp 133 mã số với diện tích hơn 8.300 ha. Toàn tỉnh có 14 doanh nghiệp được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu dừa tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Mỗi năm, xuất khẩu dừa mang về cho tỉnh Bến Tre hơn 350 triệu USD.

Ông Huỳnh Quang Đức - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre.

Sở NN&PTNT Bến Tre xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt trên 20.700 ha. Hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ với 8 doanh nghiệp lớn, có công nghệ chế biến hiện đại, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa hữu cơ vào nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc… Theo ông Đức, để trồng dừa hữu cơ và quản lý hiệu quả việc cấp mã số vùng trồng, Bến Tre đã quyết liệt đưa việc phát triển dừa vào các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh.

Nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng

Bên cạnh tiềm năng, các chuyên gia cảnh báo ngành dừa có nguy cơ thiếu nguyên liệu. Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam - cho rằng, ngành chế biến dừa Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư cơ sở vật chất, nhà máy tại Bến Tre nhưng lượng cung của tỉnh không đủ cho tất cả hoạt động. Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng với công suất chỉ đạt 10-15%.

Những năm gần đây, nguyên liệu dừa khô thuế suất 0% nên nhiều doanh nghiệp đặt cơ sở sơ chế dừa khô rồi đưa sang Trung Quốc chế biến sâu. Ngoài ra, từ 1/1/2025, Indonesia là thị trường xuất khẩu dừa khô hàng đầu đã áp dụng thuế xuất khẩu dừa 80% để bảo vệ nguyên liệu trong nước và kêu gọi đầu tư. Như vậy, nguyên liệu dừa khô phục vụ xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng.

“Nếu không sớm có chính sách thuế, tạo hàng rào thuế quan để giữ lại nguồn nguyên liệu dừa cho ngành công nghiệp chế biến trong nước thì ngành dừa của chúng ta chắc chắn sẽ lao dốc”, bà Thanh cảnh báo.

Thu hoạch dừa tại Bến Tre.

Ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - cho biết thêm, từ khi Bộ NN&PTNT đưa dừa vào danh mục các cây công nghiệp chủ lực đã giúp ngành hàng dừa có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, khi các Hiệp định thương mại được ký kết, thuế suất xuất khẩu dừa giảm xuống còn 0% vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức nếu chúng ta không có chiến lược cụ thể.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách phát triển ngành dừa, các địa phương cần tận dụng các chính sách này để hỗ trợ hoạt động sản xuất của người dân. Ông Hòa cho rằng đã đến lúc chúng ta phải cạnh tranh bằng chất lượng, chứ không còn là hạ giá.

Theo Tiền phong

https://tienphong.vn/xuat-khau-dua-dat-ky-luc-thu-ve-900-trieu-usd-post1700381.tpo


Chia sẻ trên

14/12/2024 | Tác giả: Ánh Dương

Mua xe Toyota: tài chính dư dả vẫn không trả thẳng vì lí do này

Nhiều khách hàng dư dả chọn mua xe trả góp để đảm bảo sự linh hoạt tài chính và tận dụng cơ hội đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều gói vay “sinh lời” độc đáo cùng lãi suất cực hấp dẫn.

14/12/2024 | Tác giả: P. An

Gần Tết, "hạt điều Bình Phước" loạn giá

Giữa "mê hồn trận" giá hạt điều, người tiêu dùng khó tính chỉ có thể chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền và độ tin cậy đối với nhà sản xuất, kinh doanh

15/12/2024 | Tác giả: Minh Đức

Chưa đến Tết, quýt cảnh lục bình giá chục triệu đồng đã 'cháy hàng'

Những cây quýt được tạo hình thành thỏi vàng, lục bình, bình hút lộc có giá tới vài chục triệu đồng, dù chưa đến Tết nhưng cũng đã được khách đặt mua.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...