Xuất khẩu lao động - Con đường thoát nghèo

Xuất khẩu lao động - Con đường thoát nghèo

17/07/2024 | Tác giả: Vương Trang Lượt xem: 61


Với mục tiêu giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thời gian qua, huyện Phong Thổ đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nhờ XKLĐ đã có nhiều gia đình thoát nghèo, thậm chí trở thành hộ khá, giàu góp phần giảm nghèo, tạo tiền đề đưa Phong Thổ thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025.

Xuất khẩu lao động - Con đường thoát nghèo

Những ngày đầu tháng 1 năm Giáp Thìn khi cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đua nhau khoe sắc, chúng tôi tới bản Huổi Nả, xã Khổng Lào để gặp vợ chồng chị Pờ Thị Thảo và Lò Văn Ngôn. Dù đang tất bật chuẩn bị đồ ăn cho gia súc, nhưng khi chúng tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu về quá trình tham gia XKLĐ của mình, chị Thảo cười tươi nói với chúng tôi: “Nếu như không đi XKLĐ thì không biết đến khi nào em mới có tiền để trả nợ và có vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình và ước mơ xa hơn là tới đây xây được nhà mới”.

Được biết, trước đây gia đình chị Thảo thuộc diện hộ nghèo, lấy chồng về gia đình chồng cũng khó khăn nên vốn liếng để làm ăn không có, mẹ chồng thì bị liệt chỉ nằm một chỗ nên bao năm qua hai vợ chồng chỉ đi làm thuê trong xã, huyện để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi bố mẹ chồng và hai cô con gái. Đầu năm 2023, sau khi nắm được thông tin về XKLĐ qua cán bộ và loa truyền thanh của xã, tuyên truyền chị đã bàn với chồng và cùng đăng ký đi XKLĐ.

Chị Thảo nói: “Ngày vợ chồng em quyết định đăng ký đi XKLĐ em lo lắng lắm vì không biết xa gia đình sang một nơi xa xôi đủ thứ bất đồng như vậy không biết sẽ thế nào. Nhưng vì muốn thoát nghèo, trở thành hộ khá giả và được cán bộ xã, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện giải thích em đã quyết tâm đăng ký đi. Sau khi phỏng vấn, tháng 4/2023 vợ chồng em được tuyển chọn đi làm việc tại Hàn Quốc với thời gian 5 tháng theo Chương trình thỏa thuận hợp tác tiếp nhận lao động thời vụ tại Hàn Quốc giữa tỉnh Lai Châu và thành phố Mugyeong, tỉnh Gyeongsangbuk. Sang Hàn Quốc em làm ng việc trồng và thu hoạch hương thảo, măng tây; chồng em làm ng việc ươm cây táo tại một nông trại. Lương của em và chồng được khoảng 28-30 triệu đồng/tháng (chưa kể tiền tăng ca) và được nuôi ăn, ở. Với mức thu nhập đó bằng nửa năm em và chồng làm thuê ở địa bàn mà không được việc nhẹ nhàng như khi đi XKLĐ. Tháng 9/2023 hết thời hạn XKLĐ về vợ chồng em đã tích góp được khoảng 250 triệu. Nhờ XKLĐ em có được số tiền lớn đó nên tới đây em lại đăng ký đi XKLĐ để có thêm tiền về xây nhà mới kiên cố hơn”.

Cuộc sống của gia đình anh Lò Văn Ngôn ở bản Huổi Nả (xã Khổng Lào) dần cải thiện nhờ đi XKLĐ.

Anh Ngôn, chồng chị Thảo cho biết, khi đăng ký tham gia đi XKLĐ tại Hàn Quốc vợ chồng anh mất chi phí gần 50 triệu đồng để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ. Tuy nhiên hai vợ chồng được phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện hỗ trợ số tiền gần 15 triệu đồng theo chương trình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Vậy tính ra số tiền bỏ ra để có thể đi XKLĐ cũng không phải lớn mà thu nhập lại cao. Đặc biệt, sau thời gian làm việc tại Hàn Quốc anh được ông chủ rất yêu quý nên vừa qua khi có nguyện vọng muốn trở lại Hàn Quốc làm việc vợ chồng anh còn được ông chủ giới thiệu để tới đây lại sang làm việc tại Hàn Quốc.

Anh Lò Văn Hoàng, bản Huổi Nà, xã Khổng Lào cũng là một điển hình trong XKLĐ khi nhờ được XKLĐ sang Hàn Quốc làm nông nghiệp (từ năm 2014 - 2022, được gia hạn hợp đồng 2 lần), anh đã tiết kiệm thu về được 3 tỷ đồng. Từ số tiền đó anh xây dựng nhà cửa khang trang, có vốn đầu tư phát triển kinh tế, cuộc sống của gia đình anh khá giả hơn.

Đó chỉ là 3 trong số rất nhiều hộ nghèo, lao động tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện thoát nghèo, trở thành hộ khá, giàu nhờ XKLĐ. Ông Lò Văn Miên - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Thị trường lao động ngày càng mở rộng đối với đối tượng lao động thuộc huyện nghèo. Nhất là không chỉ đi XKLĐ dài hạn mà có nhiều chương trình ký kết nên thời gian đi ngắn mà thu nhập vẫn cao hơn so với làm việc tại Việt Nam. Điển hình như chương trình thỏa thuận hợp tác tiếp nhận lao động thời vụ tại Hàn Quốc giữa tỉnh Lai Châu và thành phố Mugyeong, tỉnh Gyeongsangbuk. Do đó, những năm gần đây nhu cầu đi XKLĐ của người dân trên địa bàn ngày càng tăng. Minh chứng là, năm 2023 chỉ tiêu giao về XKLĐ là 60 người nhưng đã có hơn 100 hồ sơ đăng ký và đã có 100 người trúng tuyển vượt 60% chỉ tiêu giao. Trong đó, người lao động chủ yếu đi XKLĐ tại các thị trường như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...

Cán bộ xã Mồ Sì San tuyên truyền lợi ích của việc xuất khẩu lao động đến người dân trong xã.

Mồ Sì San là xã có số lượng người đi XKLĐ nhiều, anh Tẩn Chin Lùng - Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ thực tế những người đi XKLĐ trước trở về đã có số tiền vốn lớn hàng trăm triệu đồng nên đã xây dựng được nhà cửa kiên cố, có tiền đầu tư các mô hình kinh tế, trở thành hộ khá, giàu. Năm 2023, toàn xã có 22 người đi XKLĐ, qua nắm bắt thông tin từ các gia đình có người đi XKLĐ, họ đang làm việc rất tốt và có tiền gửi về cho gia đình. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 30,42 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo trong năm giảm 6,11%. Với những hiệu quả từ XKLĐ mang lại tới đây xã sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn huyện, tỉnh để mở rộng thị trường và số lượng người đi XKLĐ.

Từ XKLĐ đã đem lại thu nhập trung bình trên 700 triệu đồng/người/hợp đồng đối với các lao động đi làm dài hạn 3 năm và từ 20 - 35 triệu đồng/người/tháng đối với lao động ngắn hạn từ 5 tháng trở lên. XKLĐ thực sự là “luồng sinh khí mới” giúp giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nhất là góp phần đào tạo lao động có tay nghề cho lao động nơi “miền đất gió”. Qua đó, góp phần giảm nghèo trung bình mỗi năm là 5,3% trên địa bàn, trong năm 2023 toàn huyện có 893 hộ thoát nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 38,5%.

Theo Báo Lai Châu

https://www.baolaichau.vn/kinh-t%E1%BA%BF/xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-con-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-tho%C3%A1t-ngh%C3%A8o


Chia sẻ trên

17/07/2024 | Tác giả: NGUYỄN TRƯỜNG

Ninh Bình đặt mục tiêu tạo việc làm mới cho trên 19.000 lao động

Ninh Bình - Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu tạo việc làm cho trên 19.000 lao động và tuyển sinh, đào tạo nghề cho trên 17.500 lao động vào năm 2024.

17/07/2024 | Tác giả: PV

Ưu tiên thông tin lao động-việc làm cho huyện nghèo ở Lai Châu

Trong tháng 4, Trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp các cơ quan chức năng địa phương tổ chức phiên giao dịch việc làm tại 4 huyện nghèo của tỉnh Lai Châu.

17/07/2024 | Tác giả: DIỆU ANH

Ninh Bình hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động

Ninh Bình - Năm 2023, toàn tỉnh Ninh Bình đã giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động, đạt 100% kế hoạch năm, trong đó, xuất khẩu lao động đạt 2.036 người, vượt chỉ tiêu được giao.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...