29 tỉnh của Việt Nam trồng loại hạt đắt bậc nhất thế giới: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đều muốn thu mua

29 tỉnh của Việt Nam trồng loại hạt đắt bậc nhất thế giới: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đều muốn thu mua

08/01/2024 | Tác giả: PV Lượt xem: 247


Loại hạt có giá trị kinh tế cao này được trồng nhiều ở Việt Nam với tổng diện tích lên tới hàng chục nghìn ha.

29 tỉnh của Việt Nam trồng loại hạt đắt bậc nhất thế giới: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đều muốn thu mua

Loại hạt này chính là mắc ca. Tại Việt Nam, có 29 tỉnh trồng mắc ca, với tổng diện tích khoảng 20.000 ha. Giá bán của 1 kg hạt mắc ca sấy khô thường khoảng 500.000 đồng, tùy vào nguồn gốc cây trồng, loại vỏ nứt hay bóc vỏ.

Cây mắc ca có nguồn gốc từ Úc và bắt đầu được du nhập, trồng ở Việt Nam từ năm 1990. Ở Việt Nam, cây mắc ca được trồng tập trung chủ yếu ở hai vùng là Tây Bắc và Tây Nguyên, với sản lượng ước đạt gần 9.000 tấn hạt tươi mỗi năm. Sau khi trồng từ năm thứ 10 trở lên, cây mắc ca bắt đầu cho năng suất ổn định. Trên thực tế, mùa thu hoạch của loại quả này từ tháng 7 – 9 hàng năm.

Theo Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, ở khu vực Tây Bắc, năng suất mắc ca trung bình đối với các vườn cây trồng từ năm thứ 10 trở lên ước đạt 3 tấn quả tươi/ha, trong khi đó ở Tây Nguyên đạt 4 tấn quả tươi/ha nếu trồng thuần. Hiện nay, hạt mắc ca Việt Nam được xuất khẩu tới 21 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc...

Hạt macca được trồng nhiều ở Việt Nam và mang lại giá trị kinh tế cao.

Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2025, thị trường thế giới cần khoảng 220.000 tấn nhân, tương đương với 850.000 tấn hạt mắc ca tươi. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mắc ca trên thế giới đang ngày càng tăng.

Trên thực tế, ngành sản xuất hạt mắc ca của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác chế biến, sản phẩm chưa tinh và chất lượng chưa cao. Tuy nhiên, trong những năm qua, tại nhiều vùng trọng điểm, công tác chế biến ngày một cải thiện giúp nâng cao giá trị cho loại hạt giàu dinh dưỡng này.

Mắc ca được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên của Việt Nam.

Đầu năm 2024, ngành mắc ca Việt Nam cũng nhận được tin tức tích cực. Cụ thể, ngày 3/1, lô hạt mắc ca chính ngạch đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc có khối lượng hơn 10 tấn được trồng tại tỉnh Đắk Lắk. 

Lô hàng này đã trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của các cơ quan chuyên môn về an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách đóng gói và truy xuất nguồn gốc. Việc xuất khẩu chính ngạch một lô hàng lớn sang thị trường Hàn Quốc giúp mở ra cơ hội cho hạt mắc ca của Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung sang các nước châu Á và thế giới.

Vì sao mắc ca là loại hạt đắt bậc nhất thế giới?

Mắc ca là loại hạt đắt bậc nhất trên thế giới và được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng.

Theo Business Insider, mắc ca là loại hạt đắt bậc nhất trên thế giới. Ở Mỹ, nửa kg hạt mắc ca có giá khoảng 25 USD, gần gấp đôi so với các loại hạt khác như hạnh nhân. Loại hạt này rất được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới vì chúng thường được chế biến thành các món tráng miệng cao cấp.

Theo các chuyên gia, sở dĩ mắc ca là loại hạt đắt đỏ bậc nhất vì có quá trình thu hoạch kéo dài. Trên thực tế, trong 10 giống cây mắc ca thì chỉ có 2 giống cho ra loại hạt đắt tiền. Hơn nữa, phải mất từ 7 – 10 năm để những cây này ra hạt.

Dù có nguồn gốc từ Úc, nhưng Hawaii (Mỹ) là nơi đầu tiên trồng cây mắc ca để thương mại. Nơi đây có điều kiện hoàn hảo để trồng mắc ca như nhiều mưa, đất màu mỡ và thời tiết ấm áp. Sau đó, loại cây này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Hạt mắc ca không chín cùng lúc nên cần đến 5,6 vụ thu hoạch mỗi năm. Loại hạt này được hái thủ công và tách vỏ để phân biệt với những hạt đã chín. Công đoạn này cũng tốn nhiều sức lao động và chi phí.

Do có hàm lượng chất béo cao nên hạt mắc ca ngày càng phổ biến. Các chuyên gia cho biết, nửa kg hạt mắc ca có chứa khoảng 20,9 gram chất béo, nhiều hơn bất cứ loại hạt nào. Nhiều người từng cho rằng loại hạt này gây hại cho sức khỏe vì có nhiều chất béo. Nhưng thực tế phần lớn lượng chất béo này lại không chứa cholesterol. Thay vào đó, axit palmitoleic có trong hạt mắc ca giúp cơ thể trao đổi chất và duy trì hàm lượng insulin.

Ngoài ra, giá của hạt mắc ca vẫn luôn ở mức cao một phần là do cầu vẫn vượt xa cung. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong thời gian tới, khi các nguồn cung bắt đầu tăng lên thì mắc ca có thể không còn là loại hạt đắt bậc nhất trên thế giới.

Theo Đời sống pháp luật

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/29-tinh-cua-viet-nam-trong-loai-hat-at-bac-nhat-the-gioi-my-nhat-ban-trung-quoc-eu-muon-thu-mua-a398829.html


Chia sẻ trên

08/01/2024 | Tác giả: Minh Trang

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng

Giá gạo đồ xuất khẩu từ Ấn Độ tuần này đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng giữa bối cảnh giá gạo tại các quốc gia xuất khẩu gạo lớn khác cũng đồng loạt đi lên, do nhu cầu cải thiện trong lúc nguồn cung hạn chế.

08/01/2024 | Tác giả: Hồng Chiêu

Doanh nghiệp phía Bắc tăng tuyển lao động cận Tết

Các nhà máy Bắc Giang tìm kiếm 22.000 công nhân trong quý I, trong khi doanh nghiệp tại Hà Nội tăng tuyển lao động thời vụ cho đơn hàng dịp Tết.

08/01/2024 | Tác giả: Vũ Miền

Tết sớm ở làng hoa Bình Khê, Đông Triều

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, vùng trồng hoa lớn của tỉnh Quảng Ninh thuộc xã Bình Khê, thị xã Đông Triều như tất bật hơn. Người trồng hoa, cây cảnh dồn sức chăm sóc những diện tích hoa và cây cảnh với hy vọng thời tiết thuận lợi cho vụ hoa Tết.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...