Giữ gìn mạch nguồn sông nước…

Giữ gìn mạch nguồn sông nước…

15/07/2024 | Tác giả: Trần Hữu Lượt xem: 77


(Đặc san 21/6) - Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng nguồn nước tăng cao, cộng với biến đổi khí hậu khiến an ninh nguồn nước ở Quảng Nam bị đe dọa. Vì vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch phương án quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này là nhiệm vụ không thể chậm trễ.

Giữ gìn mạch nguồn sông nước…
Quảng Nam giàu có về tài nguyên nước nhưng phải có quy hoạch quản lý. Trong ảnh: Thượng nguồn sông Thu Bồn, đoạn xã Trà Linh, huyện Hiệp Đức. Ảnh: H.P

Lập hành lang bảo vệ

Quảng Nam đa dạng về tài nguyên nước do có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nguồn nước mặt và tầng nước ngầm dồi dào. Tuy vậy, tình trạng khô khát cục bộ, đặc biệt xảy ra ở một số nơi tại huyện Nông Sơn, Đại Lộc, Hiệp Đức… thời gian qua cho thấy sự mất cân bằng về an ninh nước ngọt.

Phân bố dòng chảy không đều trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là một trong những nguyên nhân dẫn đến “điệp khúc” thiếu nước trong mùa cạn. Còn nguồn nước mặt cũng biến động theo kịch bản lượng mưa trung bình tăng giảm bất thường, cục bộ ở các khu vực.

Nhận thấy nguy cơ trước mắt nên UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; danh mục các hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; danh mục vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác, sử dụng nước dưới đất; danh mục khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông…

Sở TN-MT đang kiểm kê tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Các ngành (tài nguyên môi trường, nông nghiệp) và các địa phương phối hợp cải tạo, nâng cấp các ng trình, hồ chứa thủy lợi để nâng cao năng lực điều tiết nguồn nước và cấp nước.

Cụ thể, 73 hồ chứa thủy lợi, trong đó có 23 hồ có dung tích từ 1 triệu mét khối nước trở lên đã được cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước. Thêm nữa, các sông, suối, hồ ở các đô thị, khu dân cư tập trung… cũng được lập hành lang bảo vệ an toàn. Các giải pháp tìm kiếm, giải quyết an ninh nước ngọt ở một số khu vực khủng hoảng thừa – thiếu trong tỉnh đã được triển khai.

Theo bà Lê Thủy Trinh – Phó Giám đốc Sở TN-MT, từ năm 2023, sở đã phối hợp với Bộ TN-MT thực hiện điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt đối với các khu vực khan hiếm nước tại các huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn và đảo Cù Lao Chàm (Hội An).

Trong khi đó, đề xuất giải pháp căn cơ hơn, ông Trương Xuân Tý - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay, cần phải tính toán thật sự khoa học trong bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Trước mắt là khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt; xử lý hiệu quả tình trạng xâm nhập mặn sông Vĩnh Điện, Thu Bồn; đánh giá biến động dòng chảy, lòng dẫn ng trình chỉnh trị sông Quảng Huế…

Cộng đồng trách nhiệm

Theo kết quả đánh giá sức chịu tải ở 10 đoạn sông (gồm các sông Ly Ly, sông Đò, Hoài, Bà Rén, Lai Nghi, thượng lưu sông Bàn Thạch, sông Đầm, hạ lưu sông Bàn Thạch) do UBND tỉnh phê duyệt mới đây, tất cả đều còn khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải.

Chất lượng nguồn nước đảm bảo, bằng chứng là kết quả quan trắc môi trường định kỳ hằng năm do Sở TN-MT thực hiện cho thấy hầu hết hàm lượng các chất dinh dưỡng, kim loại nặng (trừ Fe), xyanua, dầu mỡ và thuốc bảo vệ thực vật đều có giá trị rất thấp, các thông số nằm trong giới hạn cho phép.

Hai năm gần đây, nhiều giải pháp ng trình và phi ng trình được đầu tư để đảm bảo an ninh nguồn nước. Đó là tính toán cân đối nguồn nước tại các hồ chứa thủy lợi, xây dựng kế hoạch tưới cho từng khu vực, diện tích sản xuất, từng mùa vụ phù hợp để tiết kiệm nguồn nước; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Xây dựng kế hoạch vận hành xả nước qua phát điện đối với từng nhà máy thủy điện; đắp đập ngăn mặn, giữ ngọt trên các sông Vĩnh Điện, Thu Bồn, Bến Giá…

Giải quyết câu chuyện xung đột về chia sẻ nguồn nước, 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã tìm được “tiếng nói chung” trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.

Sau thời gian thành lập thử nghiệm Ban Điều phối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng (2017 - 2022), từ cuối năm 2023 lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng đã ký kết thỏa thuận tăng cường phối hợp về quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, 2 bên bắt tay trong quản lý, vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; nâng cao năng lực cho cán bộ, quản lý trong việc quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trên lưu vực sông; tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng nước mặt, xây dựng các trạm quan trắc môi trường nước mặt lưu vực sông…

Theo Báo Quảng Nam

https://baoquangnam.vn/giu-gin-mach-nguon-song-nuoc-3136743.html


Chia sẻ trên

15/07/2024 | Tác giả: Quốc

Đề nghị cho phép chuyển nhượng các lô đất thương mại dịch vụ tại Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà

Công ty CP Đạt Phương Hội An vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh có văn bản thống nhất chủ trương cho phép chuyển nhượng các lô đất thương mại dịch vụ tại Khu đô thị dịch vụ Đồng Nà (TP.Hội An).

15/07/2024 | Tác giả: Hà Sấu

Tập trung triển khai Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030

Ngày 20/6, UBND tỉnh có công văn gửi Sở NN&PTNT cùng các sở, ban, ngành, địa phương về việc tập trung triển khai thực hiện Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 theo đề nghị của Bộ NN&PTNT.

15/07/2024 | Tác giả: Trịnh Dũng

Dự án Liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam: Vì sao phải điều chỉnh chủ trương đầu tư?

Ách tắc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí tăng và thời gian thi công dự án Liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam sẽ không thể thực hiện được theo chủ trương đầu tư ban đầu. Chính quyền Quảng Nam buộc phải xin điều chỉnh. Liệu có được chấp thuận?

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...