Kinh tế tư nhân động lực quan trọng trong phát triển kinh tế

Kinh tế tư nhân động lực quan trọng trong phát triển kinh tế

04/07/2024 | Tác giả: Xuân Bính Lượt xem: 118


Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 31/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Trong đó, xác định đưa kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành động lực của nền kinh tế đạt kết quả tích cực. Khu vực KTTN đã từng bước khẳng định được vai trò, có sức bật ngày càng lớn, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế tỉnh.

Kinh tế tư nhân động lực quan trọng trong phát triển kinh tế

Ấn tượng những con số

Xác định KTTN là một thành phần kinh tế quan trọng, là động lực cho phát triển và đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của tỉnh, những năm qua tỉnh luôn coi trọng việc thúc đẩy phát triển KTTN và tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển, bảo đảm KTTN được cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo cơ chế thị trường. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp (DN) tư nhân, phát triển sản xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành, lĩnh vực pháp luật không cấm. Lấy DN làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho các DN đầu tư, kinh doanh. ng tác xúc tiến, thu hút đầu tư được đẩy mạnh, đa dạng, từng bước đổi mới có chọn lọc, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, chiến lược, có thương hiệu, như: Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn BIM, ng ty Trường Thành, Tập đoàn T&T,... đăng ký đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có lợi thế như năng lượng tái tạo, du lịch... Trong 3 năm 2021-2023, đã cấp quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh cho 170 dự án/46.189 tỷ đồng.

ng nhân ng ty Cổ phần Dệt gia dụng Phong Phú (Ninh Sơn) vào ca sản xuất. Ảnh: V.Nỷ

Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển DN luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện cho khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh cả về số lượng, quy mô, cơ cấu và chất lượng. Trong 3 năm 2021-2023, có 1.331 DN đăng ký thành lập mới, nâng tổng số DN đang hoạt động lên 4.327 DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh với số vốn đăng ký trên 90.387,4 tỷ đồng, tăng 1,2 lần số DN so năm 2020; quy mô vốn bình quân 20,8 tỷ đồng/DN, đóng góp đáng kể và thu ngân sách và giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của KTTN bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 11,63%/năm, tỷ trọng đóng góp KTTN vào GRDP tỉnh năm 2023 đạt 75%, cao hơn 5% so với năm 2020 (70%). Cơ cấu đầu tư khu vực KTTN ngày càng cao, chiếm trên 80% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vai trò của KTTN được nâng lên, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động; thu ngân sách từ KTTN chiếm gần 70% tổng thu ngân sách tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 292.000 lao động, chiếm 93,1% lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh; tốc độ tăng năng suất lao động KTTN bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 10,69%/năm.

Tạo mọi điều kiện thúc đẩy KTTN phát triển

Tại hội nghị vừa tổng kết, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 31/5/2021 và Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 13/9/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực KTTN; khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển KTTN.

Hạ tầng du lịch được các doanh nghiệp tư nhân đầu tư khang trang. Trong ảnh: Resort Sơn Long Thuận.

Theo đó, các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị bám sát nghị quyết Tỉnh ủy, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thống nhất nhận thức, tư tưởng về phát triển KTTN. Phát triển kết cấu hạ tầng tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực của KTTN. Hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa ng nghệ. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển KTTN. Hỗ trợ mở rộng khả năng tham gia thị trường KTTN và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Các ngành, các địa phương đẩy nhanh tiến độ ng tác quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được ng bố, huy động tổng hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối, khu kinh tế, khu ng nghiệp, cụm ng nghiệp đáp ứng yêu cầu về mặt bằng sản xuất, kinh doanh và các hạ tầng kỹ thuật cần thiết với chi phí hợp lý, đảm bảo kết nối thuận tiện với giao thông, tăng cường liên kết giữa khu, cụm ng nghiệp, khu kinh tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh đang kêu gọi đầu tư như: Năng lượng, năng lượng tái tạo, du lịch, nông nghiệp ng nghệ cao... phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, nhất là các DN đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo để định hướng sản xuất và tiêu dùng. Đẩy mạnh triển khai hỗ trợ DN theo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trước mắt ưu tiên hỗ trợ chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, đào tạo, tư vấn cho DN; hỗ trợ để từng bước hình thành các mô hình KTTN có quy mô lớn có vai trò dẫn dắt ở một số lĩnh vực hoặc chuỗi giá trị.

Chú trọng hỗ trợ khu vực KTTN nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng, quảng bá các thương hiệu sản phẩm ng nghiệp, nông nghiệp của tỉnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường góp phần đẩy mạnh phát triển sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ lực, có tiềm năng lợi thế của tỉnh. Đẩy mạnh chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nâng cao hiệu quả của ng tác xúc tiến thương mại, tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa cộng đồng DN trong tỉnh và các đối tác tiềm năng. Chủ động phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ DN trong tỉnh mở rộng thị trường xuất khẩu, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của DN trong tỉnh khi phát sinh tranh chấp thương mại.

Với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, tỉnh kỳ vọng sẽ phát triển hiệu quả KTTN trên địa bàn thực sự trở thành động lực quan trọng trong phát triển KT-XH; tăng tỷ trọng đóng góp vào GRDP, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống, thu nhập cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần nâng cao tính tự chủ trong phát triển KT-XH.

Theo Báo Ninh Thuận

https://baoninhthuan.com.vn/news/147953p1c25/kinh-te-tu-nhandong-luc-quan-trong-trong-phat-trien-kinh-te.htm


Chia sẻ trên

04/07/2024 | Tác giả: TRẦN VĂN

Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu: Tích cực thực hiện tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm

Trong nhiều năm qua, Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu đã tập trung làm tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm, qua đó đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

04/07/2024 | Tác giả: KIM TRUNG

Khoa Văn hóa - Nghệ thuật: Không ngừng mở rộng quy mô đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Từ quyết tâm đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nghề nghiệp, Khoa Văn hóa - Nghệ thuật (VH-NT) Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) Bạc Liêu đã không ngừng thi đua đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển VH-NT của địa phương.

04/07/2024 | Tác giả: Hoàng Tùng

Kinh tế 6 tháng - dấu ấn tinh thần 'chỉ bàn làm, không bàn lùi'

Kết thúc nửa đầu năm 2024, dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...