Phát triển thương mại - dịch vụ ở xã miền núi Hợp Lý

Phát triển thương mại - dịch vụ ở xã miền núi Hợp Lý

05/06/2024 | Tác giả: Xuân Hùng Lượt xem: 44


Là xã miền núi khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, để phát triển kinh tế, những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Hợp Lý (Lập Thạch) đã khai thác tốt tiềm năng, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ (TM - DV), gia tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Phát triển thương mại - dịch vụ ở xã miền núi Hợp Lý

Theo quốc lộ 2C qua xã Bắc Bình là tới địa phận xã Hợp Lý, dọc hai bên đường khu trung tâm xã san sát nhà cao tầng, cửa hàng kinh doanh hàng hóa như xe máy, ti vi, tủ lạnh, đồ gia dụng, đồ điện, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, xăng dầu, quần áo, đồ gỗ… phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Dừng chân ở cửa hàng bán đồ gia dụng, điện lạnh Thanh Hạnh với 3 gian hàng giáp mặt quốc lộ 2C, anh Nguyễn Văn Thanh, chủ cửa hàng cho biết: Cửa hàng hiện có gần 200 mặt hàng điện lạnh, đồ gia dụng bày bán với giá niêm yết ngang bằng giá bán tại các siêu thị ở thành phố Vĩnh Yên. Với chủng loại hàng hóa đa dạng, giá cả hợp lý, người dân nơi đây có thể mua được mặt hàng ưng ý ngay tại cửa hàng chứ không không cần về trung tâm huyện hoặc thành phố Vĩnh Yên.

Chủ cửa hàng Thanh Hạnh giới thiệu sản phẩm đồ điện cho khách hàng.

Hiện, gia đình anh Thanh tiếp tục đầu tư thêm các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong xã và các xã lân cận, đồng thời giải quyết việc làm cho 2-4 lao động thường xuyên với mức lương từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Hợp Lý trước đây thuộc xã miền núi khó khăn (xã 134) của huyện Lập Thạch, toàn xã có hơn 4.500 khẩu, trong đó có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số; gần 762 ha đất tự nhiên, gồm 275 ha đất đồi rừng, hơn 200 ha cấy lúa; còn lại là cây rau màu.

Là địa bàn xa trung tâm huyện, trình độ dân trí còn hạn chế, thiếu thông tin cập nhật, vì vậy, hằng năm, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền những cách làm mới, hiệu quả, qua đó, thay dần thói quen sản xuất lạc hậu đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của người dân.

Các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện đều được chuyển tải sớm đến người dân. Từ đó, người dân tích cực chuyển đổi tập quán sản xuất lạc hậu sang hướng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là phát triển TM - DV.

Với mục tiêu lấy phát triển TM - DV làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao giá trị thu nhập cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất; xây dựng, mở rộng đường làng, xóm ngõ thuận tiện phát triển TM - DV.

Hằng năm, Đảng ủy có Nghị quyết chuyên đề về phát triển TM - DV, UBND xã có kế hoạch cụ thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng TM - DV và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiệu quả.

Phát huy lợi thế có quốc lộ 2C chạy qua xã nối với tỉnh Tuyên Quang, chính quyền xã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển TM - DV dọc hai bên đường, khu trung tâm xã.

Bên cạnh đó, đầu tư mở rộng quy mô chợ Ri lên hơn 5.000 m2; mở rộng các trục đường chính đến các thôn, xóm, đổ bê tông bằng phẳng để xe ô tô vận tải nhỏ vận chuyển hàng hóa thuận tiện.

Toàn xã hiện có hơn 130 hộ đăng ký sản xuất, kinh doanh đồ mộc, gò, hàn, đan lát, sản xuất gỗ ván ép, vận tải buôn bán vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi…, trong đó có 15 cơ sở chế biến gỗ bóc, gỗ ván và các ngành nghề khác, tạo việc làm mới cho hơn 100 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Với định hướng đúng, cách làm hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giúp nhiều người dân trong xã có việc làm và thu nhập ổn định.

Năm 2023, tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt hơn 396 tỷ đồng, đạt 113%, tăng 63 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; trong đó, giá trị ngành TM - DV đạt hơn 165 tỷ đồng, chiếm 41,6% tổng giá trị sản xuất toàn xã, đạt 113,6%, tăng 25 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 90 tỷ đồng, chiếm 22,5% tỷ trọng cơ cấu kinh tế, tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước; bình quân thu nhập đạt 70 triệu đồng/người, góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn xã còn 1% theo tiêu chí hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2015 - 2020.

Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Lý Đặng Đức Hiệp cho biết: Xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế đa ngành, kinh tế hộ, tập trung phát triển TM - DV gắn với ứng dụng KHKT, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, gia tăng giá trị. Nhân rộng các mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp hiệu quả tại địa phương.

Tăng cường đầu tư hạ tầng theo hướng hiện đại, thuận tiện cho xe ô tô vận tải nhỏ lưu thông vận chuyển hàng hóa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đủ năng lực thành lập Công ty TNHH và các HTX đầu tư máy móc thiết bị đầu tư sản xuất, nhất là chế biến sản phẩm ván gỗ bóc, đồ mộc, sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ.

Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp với hiệu quả cao, cải thiện đời sống người dân, phấn đấu trở thành đô thị loại V vào năm 2025.

Theo Báo Vĩnh Phúc

https://baovinhphuc.com.vn/tin-tuc/Id/111764/Phat-trien-thuong-mai---dich-vu-o-xa-mien-nui-Hop-Ly


Chia sẻ trên

05/06/2024 | Tác giả: PV

CTY TNHH TẬP ĐOÀN, ĐẦU TƯ & KẾT NỐI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TOÀN CẦU (GLOBALTECH) TUYỂN DỤNG

Chuẩn bị cho sự ra mắt nền tảng chuyển đổi số quốc gia VIVINA.NET, dự kiến tháng 09 năm 2024, Tập đoàn Công nghệ Toàn cầu (Chủ quản VIVINA) cần tuyển dụng đi làm từ tháng 07/ 2024 cả hai khu vực TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh các vị trí công việc như sau:

05/06/2024 | Tác giả: Chu Kiều

240 tấn lúa giống vụ mùa được trao hỗ trợ nông dân nông dân

Nhằm nâng cao chất lượng và năng suất lúa, thời gian qua, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh đã triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ lúa giống chất lượng cao, đưa giống tốt đến với nông dân. Nhờ đó, năng suất lúa của tỉnh không ngừng tăng qua các năm, liên tiếp nằm trong tốp đầu khu vực phía Bắc.

05/06/2024 | Tác giả: Lưu Nhung

5 tháng năm 2024: Chỉ số giá tiêu dùng tăng gần 2,5% so với cùng kỳ

Tháng 5/2024, giá một số loại thực phẩm như thịt lợn tăng 5,41% do thiếu hụt nguồn cung; giá điện, nước sinh hoạt tăng (lần lượt là 0,83% và 1,76%) do thời tiết nắng nóng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh tăng 0,19% so với tháng trước và tăng 2,78% so với cùng kỳ năm 2023.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...