An Giang phát triển hạ tầng du lịch

An Giang phát triển hạ tầng du lịch

02/07/2024 | Tác giả: THU THẢO Lượt xem: 148


An Giang xác định du lịch (DL) là ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài tiềm năng, điều kiện sẵn có, tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ DL hoàn chỉnh, gồm: Hạ tầng giao thông, hạ tầng viễn thông và hạ tầng dịch vụ.

An Giang phát triển hạ tầng du lịch

Từ nghị quyết đến thực tiễn

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) xác định mục tiêu: “Khai thác mạnh mẽ lợi thế so sánh của địa phương trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Đồng thời, xác định khâu đột phá: Đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và DL”.

Ngày 4/6/2021, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động 300/CTr-UBND về phát triển hạ tầng DL tỉnh An Giang giai đoạn 2021- 2025, là một trong những chương trình trọng điểm của tỉnh nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025).

Theo đó, những năm qua, DL An Giang có bước phát triển tích cực trong các lĩnh vực hoạt động lưu trú DL, lữ hành, tham quan DL. Cơ sở hạ tầng DL được quan tâm đầu tư, năng lực phục vụ khách DL ngày càng phát triển, từng bước đáp ứng đúng tiêu chuẩn của ngành và nhu cầu của khách DL. Hạ tầng giao thông đường thủy và đường bộ thuận tiện.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho DL phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các loại hình dịch vụ phụ trợ, phát triển sản phẩm DL. Năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về DL được nâng lên rõ rệt. Hoạt động xúc tiến, quảng bá DL được quan tâm với nhiều hình thức phong phú, góp phần quảng bá hình ảnh DL địa phương. Nguồn nhân lực DL được cải thiện về số lượng và chất lượng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần phát triển lĩnh vực thương mại - dịch vụ.

“Từ khi triển khai thực hiện chương trình hành động, tổng lượt khách đến An Giang từ năm 2021 - 2023, ước đạt trên 18,7 triệu lượt, trong đó, lượt khách lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn và nhà nghỉ, nhà trọ ước đạt gần 1,6 triệu lượt. 5 tháng đầu năm 2024, có 5,9 triệu lượt khách DL đến tham quan (đạt 66% kế hoạch năm, tăng 13% so cùng kỳ); các dịch vụ ăn uống, lưu trú tiếp tục mở rộng về quy mô, chất lượng đảm bảo, thu hút lượt khách lưu trú và chi tiêu tăng cao so cùng kỳ. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện, nhất là các tuyến giao thông quan trọng liên tỉnh, liên vùng. Hạ tầng bưu chính, viễn thông, phát thanh - truyền hình tiếp tục được đầu tư mở rộng, đồng bộ với cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của tỉnh” - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang Nguyễn Khánh hiệp thông tin.

Bên cạnh phát triển hạ tầng giao thông, hơn 2 năm qua, tỉnh còn tập trung phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, phát thanh - truyền hình… với công nghệ hiện đại có độ bao phủ rộng, băng thông lượng lớn, tốc độ cao đồng bộ với cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của tỉnh. Chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân các vùng miền. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh và thu hút khách DL đến với An Giang.

Tạo bước đột phá phát triển

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, để tạo động lực phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, năm 2024, ngành DL An Giang phấn đấu đón 9 triệu lượt du khách đến các khu, điểm DL, điểm tham quan, trong đó, lượt khách lưu trú của các khách sạn đạt chuẩn và nhà nghỉ, nhà trọ ước đạt 800.000 lượt, 25.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động DL phấn đấu đạt 6.200 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu trên, tỉnh đang triển khai thực hiện chương trình hành động về phát triển hạ tầng DL.

Theo đó, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hành động về phát triển hạ tầng DL, gồm: Hạ tầng giao thông, thông tin; xúc tiến, quảng bá, phát triển DL; an ninh trât tự tại các khu, điểm DL; đào tạo nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ. Qua đó, nhằm đẩy mạnh khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh DL của tỉnh, tạo bước đột phá phát triển toàn diện, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm DL, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DL... để An Giang trở thành một trong những trung tâm DL ở vùng ĐBSCL.

Tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các dự án hạ tầng giao thông kết nối DL và các dự án thuộc lĩnh vực DL trên địa bàn tỉnh. Chuẩn bị, rà soát danh mục dự án thuộc lĩnh vực DL phù hợp Quy hoạch tỉnh, các chính sách ưu đãi mời gọi đầu tư, tăng cường thông tin, tuyên truyền, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư. Tiếp tục thực hiện các giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của DN, nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển DL theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Các cấp, ngành đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử, thương mại điện tử cho các DN, đặc biệt là DN DL. Ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là các ứng dụng viễn thông trên môi trường điện tử, thiết bị thông minh... Tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ DN viễn thông phát triển hệ thống cáp và trạm phát sóng BTS, nâng cao chất lượng phục vụ khách DL. Triển khai mạng 5G ở các khu vực trọng điểm, phủ sóng Wifi công cộng thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Tăng cường ứng dụng các công nghệ, giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành DL để tăng cường tương tác, trải nghiệm, khám phá của du khách.

An Giang là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ ở khu vực ĐBSCL và có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng; có tín ngưỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nước. Tỉnh hiện có 97 cơ sở lưu trú DL, 22 công ty lữ hành; 5 khu, điểm DL được công nhận, gồm: 1 khu DL quốc gia, 1 khu DL cấp tỉnh (Khu DL quốc gia núi Sam, Khu DL núi Cấm) và 3 điểm DL (điểm DL Đồi Tức Dụp, rừng tràm Trà Sư và nông trại Phan Nam).

 Theo báo An Giang

https://baoangiang.com.vn/an-giang-phat-trien-ha-tang-du-lich-a397894.html


Chia sẻ trên

02/07/2024 | Tác giả: MỸ HẠNH

Phú Tân- Điểm sáng dạy nghề, giải quyết việc làm

Hàng năm, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) đạt chỉ tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Không dừng ở đó, ngành chuyên môn, xã, thị trấn linh hoạt, đổi mới giải pháp để kết nối tư vấn, giới thiệu, tạo việc làm cho lao động. Chuyển dịch ngành nghề ở nông thôn ở xứ cù lao đang khởi sắc, khi đã có nhiều hơn hợp đồng đào tạo giữa 3 bên: Doanh nghiệp (DN), cơ sở/công ty và lao động có tay nghề.

02/07/2024 | Tác giả: Nguyễn Thơm

Hiệu quả khảo nghiệm giống lúa KU57 tại Yên Bái

Vụ xuân 2024, Công ty TNHH Hạt giống Việt phối hợp với Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện Lục Yên và UBND xã Minh Xuân xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm giống lúa lai 3 dòng KU57. Việc thực hiện mô hình sẽ đánh giá tính ổn định, tiềm năng, năng suất, thời gian sinh trưởng, khả năng thích ứng của giống với điều kiện khí hậu, đất đai tại địa phương.

02/07/2024 | Tác giả: N.C

Gần 1.000 lao động tham gia Ngày hội việc làm tại Tri Tôn

Ngày 31/3, tại Nhà Thiếu nhi huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), UBND huyện Tri Tôn phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm An Giang tổ chức Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, học nghề, việc làm năm 2024. Gần 1.000 lao động của 15 xã, thị trấn; học sinh lớp 12 các trường trung học phổ thông trong huyện đã tham dự ngày hội.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...