Bạc Liêu: Định hướng phát triển sản phẩm du lịch từ những giá trị văn hóa

Bạc Liêu: Định hướng phát triển sản phẩm du lịch từ những giá trị văn hóa

01/07/2024 | Tác giả: Kim Thanh Lượt xem: 100


Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, làm khâu đột phá, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành du lịch Bạc Liêu đã và đang có những giải pháp khai thác phát triển du lịch đi đôi với phát triển du lịch theo hướng nhân văn, bền vững.

Bạc Liêu: Định hướng phát triển sản phẩm du lịch từ những giá trị văn hóa
Nhà hát Cao Văn Lầu.

Khai thác từ những giá trị văn hóa đặc sắc

Khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 51 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 12 di tích cấp quốc gia và 38 di tích cấp tỉnh; ngoài ra còn có 149 ng trình xây dựng như đình, chùa, miếu, nhà thờ, thánh thất gắn với các sự kiện của Bạc Liêu được quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị.

Sự giao thoa văn hóa dân tộc song vẫn có những nét riêng biệt của 03 dân tộc chính là người Kinh, người Khmer và người Hoa cùng sinh sống trên vùng đất Bạc Liêu. Những đặc trưng văn hóa độc đáo này được thể hiện rõ nét trong đời sống hàng ngày tạo thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách như các phong tục, tập quán, giá trị tinh thần từ những cơ sở tôn giáo, các kiến trúc nhà cổ, các làng nghề, văn hóa ẩm thực phong phú, các lễ hội truyền thống đặc sắc ngày càng thu hút được đông đảo du khách.

Khai thác những giá trị văn hóa đặc sắc, định vị được thương hiệu của riêng Bạc Liêu như: Giá trị giá văn hóa lịch sử từ bản Dạ cổ hoài lang và Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; giá trị văn hóa lịch sử gắn liền với giai thoại về ng tử Bạc Liêu; hướng tới phát triển mô hình tổ chức sản xuất muối truyền thống gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn góp phần bảo tồn và phát triển nghề làm muối của tỉnh được ng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia…

Tập trung khai thác du lịch thông qua những ng trình mang dáng vẻ hiện đại, thân thiện môi trường như: khu điện gió trên bờ biển Bạc Liêu với quy mô lớn nhất nước, khu Nông nghiệp ứng dụng ng nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu với định hướng trở thành thủ phủ tôm của cả nước…

Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch

Trên tổng thể các giá trị về lịch sử, văn hóa là cơ sở để ngành du lịch phát huy lợi thế, tiếp tục khai thác, phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử, từ đó định hướng thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo nét riêng cho du lịch Bạc Liêu tăng sức hấp dẫn du khách trong thời gian tới bao gồm:

Du lịch văn hóa gắn với khai thác giá trị của Bản Dạ cổ hoài lang của Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ: Mục tiêu là tạo thành các sản phẩm trải nghiệm có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa gắn liền với lịch sử ra đời Bản Dạ Cổ hoài lang của cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ng nhận, tập trung khai thác có hiệu quả Khu Lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu - sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Du lịch gắn với thương hiệu ng tử Bạc Liêu: Mục tiêu là tạo thành các sản phẩm đặc thù hấp dẫn khách du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị lịch sử gắn liền với nhân vật ng tử Bạc Liêu với những giai thoại hấp dẫn.

Du lịch văn hóa tâm linh: Mục tiêu là khai thác các giá trị văn hóa tâm linh để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch có tính độc đáo và hấp dẫn, đặc biệt là tại các cơ sở tôn giáo có sức ảnh hưởng và tạo thành thương hiệu trong khu vực và cả nước như: Quán âm Phật Đài, Nhà thờ Tắc Sậy, Chùa Hưng Thiện, Chùa Xiêm Cán, Thiền viện Trúc Lâm…, đồng thời tạo thành chuỗi liên kết sản phẩm du lịch với các khu, điểm du lịch khác của tỉnh và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Du lịch tham quan Quảng trường Hùng Vương và các ng trình văn hóa, nghệ thuật xung quanh Quảng trường: Mục tiêu là khai thác nét khác biệt đặc trưng của Quảng trường Hùng Vương và các ng trình nghệ thuật, văn hóa xung quanh, đặc biệt là khai thác có hiệu quả Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu (Nhà hát 03 nón lá).

Du lịch gắn với ng tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, các di sản văn hóa, nghệ thuật, các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực độc đáo của cộng đồng dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó, mục tiêu quan trọng là tập trung ng tác bảo tồn, phát huy và khai thác phát triển du lịch tại di tích lịch sử như Di tích Cấp quốc gia đặc biệt Khu Căn cứ Cái Chanh, Di tích Kiến trúc Tháp cổ Vĩnh Hưng, Di tích lịch sử Đồng Nọc Nạng…, các Lễ hội truyền thống như Dạ cổ hoài lang, Quán Âm Phật đài, Nghinh Ông…

Theo Trung tâm TTXTDL Bạc Liêu

https://vietnamtourism.gov.vn/post/36858


Chia sẻ trên

01/07/2024 | Tác giả: Tuấn Kiệt

Du lịch Bạc Liêu khởi sắc đầu năm

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều du khách tìm đến các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu để du Xuân.

02/07/2024 | Tác giả: Khánh Vy

Vượt Hàn Quốc, một quốc gia trở thành nhà cung cấp "vàng đen" lớn nhất của Việt Nam: nhập khẩu tăng hơn 100%, giá rẻ nhất Đông Nam Á

Giá xăng của Việt Nam rẻ thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau quốc gia này.

01/07/2024 | Tác giả: Mai Hoàng Việt - Nguyễn Hồng Anh

Du lịch Bạc Liêu: Đến là yêu!

Bạc Liêu được đánh giá là địa phương hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Trong đó, du lịch văn hóa và lễ hội được xác định là tài nguyên quý để Bạc Liêu làm giàu từ ngành “công nghiệp không khói” này.

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...