Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

10/07/2024 | Tác giả: Chu Bình Lượt xem: 50


Xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm là một vùng đất cổ của Hà Nam. Địa hình xã khá đặc biệt với đồi núi thấp nổi giữa đồng bằng, có sông Khương Kiều uốn lượn nối sông Châu với sông Đáy. Địa hình thuận lợi về giao thông đường thủy lại tiện lợi cho việc quân nên nhiều vị tướng tài của các triều đại đã chọn Liêm Cần làm nơi tụ nghĩa, luyện quân cứu nước. Chính từ địa linh này Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn cũng như các tướng thời Đinh – Lê đã dùng nơi đây làm cơ sở tổ chức luyện binh chống thù trong giặc ngoài.

Khu Di tích đền Lăng - Điểm du lịch mới của Hà Nam

Trong những năm dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã về đất Bảo Thái, Liêm Cần để chiêu hiền nạp sĩ. Năm 972, vua Đinh Tiên Hoàng về thăm lại đất Bảo Thái và cho lập sinh từ trên đỉnh núi Lăng, về sau là nơi thờ phụng vua Đinh Tiên Hoàng gọi là đền Thượng. Giữa lưng núi Lăng là nơi thờ cụ Lê Lộc, ông nội của Lê Hoàn. Năm 971, Lê Hoàn được phong làm Thập đạo tướng quân, vinh quy bái tổ về Bảo Thái tôn tạo lại nơi thờ phụng. Năm 980, Lê Hoàn lên làm vua về đây tế lễ tổ tiên, xây dựng thành từ đường nhà Tiền Lê, nhân dân địa phương gọi là đền Trung. Đền Hạ nằm dưới chân núi Lăng, nên đền còn có tên gọi đền Lăng. Đền được nhân dân tôn lập cuối thời hậu Lê, đầu thời Nguyễn. Cung trong đền thờ Tứ vị hoàng đế, đó là các vua: Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Ngọa Triều. Cung ngoài thờ Tam vị Đại vương, đó là thần Thiên Cương Đại vương, tướng Nguyễn Minh cùng vợ là bà Nhữ Hoàng Đê.

Lễ rước kiệu tại lễ hội đền Lăng năm 2024.

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.

Các dự án bảo tồn, tôn tạo đền Lăng; phục dựng đền Trung, đền Thượng; bảo tồn, tôn tạo và phục dựng mả Dấu nằm trong giai đoạn 1 của quy hoạch. Giai đoạn 2, cùng sản phẩm du lịch tâm linh gắn với không gian đền Lăng, đền Trung, đền Thượng, đền Tam Thiên Nhân, phát triển các sản phẩm du lịch tham quan, vui chơi giải trí và du lịch sinh thái nông nghiệp. Giai đoạn này sẽ có các công trình, như: nhà trưng bày, trường văn, trường võ, khách sạn, dịch vụ ẩm thực, vườn thiền, đầm lau, không gian chợ quê, nhà ở kết hợp dịch vụ, nhà vườn… Đến thời điểm hiện tại, đền Lăng, mả Dấu đã được tu bổ, tôn tạo xong; đền Trung và đền Thượng đã được phục dựng trên nền đền cũ. Diện mạo của Khu Di tích đền Lăng đã dần hình thành với một sắc thái hoàn toàn riêng biệt.

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.

Gắn với các công trình tâm linh trên là lễ hội truyền thống đền Lăng. Theo truyền thuyết và ngọc phả, hằng năm đền Lăng có 4 kỳ lễ chính (người dân còn gọi là ngày Đại Kỳ phúc). Trong đó, ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày sinh của Lê Hoàn được tổ chức lớn hơn cả. Theo các cụ già làng kể lại, trước kia, vào những ngày Đại Kỳ phúc, dân làng mổ trâu, mổ lợn, làm lễ rất to. Ngoài phần lễ trọng, làng còn mời các gánh hát chèo, tổ chức các trò chơi dân gian… rất sôi động và phấn khởi.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, lễ hội đền Lăng xưa, bên cạnh những trò chơi truyền thống còn có những trò chơi dân gian mang bản sắc riêng, vừa mang tính chất vui chơi giải trí, vừa mang ý nghĩa tâm linh. Nổi bật là trò nghiêm quân, phục dựng khung cảnh tuyển mộ quân đội và duyệt binh của Lê Hoàn trước khi đưa quân ra Hoa Lư. Địa điểm là một bãi đất trống gần đền Lăng. Để chuẩn bị cho trò chơi, Ban khánh tiết cho người dùng nước vôi kẻ thành nhiều ô hình chữ nhật. Trai làng xếp kín trong những ô này và được đếm. Thời xưa, đây được gọi là “đấu đong quân”.

Và thứ hai là trò bơi chải cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều người tham dự lễ hội. Trò chơi diễn ra trên hồ nước đối diện đền Lăng. Giữa thế kỷ X, trước khi đưa lực lượng của mình vào Hoa Lư gia nhập nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Nguyễn Minh từng cho thủy quân tập trận tại hồ nước này. Tham gia trò chơi có 3 chiếc thuyền, đại diện cho 3 thôn thuộc làng Bảo Thái. Trước khi thực hiện cuộc đua, những người tham gia vào tiền đường đền Lăng để bái lễ, xin phép thực hiện cuộc đua. Mỗi thuyền có 1 thuyền trưởng cầm nhịp, 1 hoa tiêu và 6 tay chèo ngồi chia đều hai bên mạn thuyền. Thuyền của các thôn đua 5 vòng hồ, thuyền thôn nào về đầu tiên là thắng cuộc.

Trải qua thời gian mai một, lễ hội đền Lăng mới được phục dựng lại từ năm 2023. Dân làng chọn các ngày mùng 6 – 8/3 âm lịch tổ chức lễ hội; trong đó ngày mùng 6 làm lễ an vị, khai quang đền Thượng và đền Trung, sau đó tiến hành tế nam quan và nữ quan. Ngày mùng 7, buổi sáng tổ chức các trò chơi dân gian, buổi chiều lễ rước kiệu từ đền Lăng đến mả Dấu rước hương linh cụ Lê Lộc về dự lễ hội làng. Ngày mùng 8, buổi sáng làm lễ khai hội và tiếp đón các dòng họ, dân làng, khách thập phương về dâng hương; buổi chiều, rước hương linh cụ Lê Lộc về lại mả Dấu. Sau cùng làm lễ tạ và cúng đàn Mông Sơn Thí Thực. Buổi tối những ngày diễn ra lễ hội đều có chương trình văn nghệ phục vụ nhân dân vui đón hội làng.

Theo báo Hà Nam

https://baohanam.com.vn/que-huong-nui-doi-song-chau/khu-di-tich-den-lang-diem-du-lich-moi-cua-ha-nam-122391.html


Chia sẻ trên

10/07/2024 | Tác giả: Vân Lam

Người nhạc sĩ hết mình vì nghệ thuật

Nhạc sĩ Khắc Hiển (ảnh), có bút danh là Quế Sơn, sinh ra và lớn lên tại vùng quê chiêm trũng, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam - quê hương cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến; hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam. Mặc dù sinh ra trong gia đình không có truyền thống làm nghệ thuật, nhưng tình yêu âm nhạc dường như đã ngấm vào máu thịt của anh. Từ khi còn nhỏ, Khắc Hiển đã thích nghe các làn điệu dân ca, lớn lên trong lời ru của mẹ và những bài đồng

10/07/2024 | Tác giả: Chu Bình

Tỏa sáng những tài năng nghệ thuật lứa tuổi học sinh

Cuộc thi Tìm kiếm tài năng FSchool Talent Show Hà Nam 2024 do Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đồng tổ chức. Khác với mùa đầu tiên năm 2023 chỉ có học sinh của Hà Nam, FSchool Talent Show Hà Nam mùa thứ 2 đã nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo học sinh đến từ các tỉnh, thành phố lân cận, như: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.

10/07/2024 | Tác giả: Minh Thu

Xây dựng Lý Nhân trở thành “điểm nhấn” trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Việc Khu công nghệ cao (CNC) Hà Nam được bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển Khu CNC đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 8/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ được xem là cơ hội giúp Hà Nam tận dụng lợi thế, tạo lập môi trường lý tưởng thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế về lĩnh vực CNC. Với hạ tầng giao thông thuận lợi và khả năng liên kết với hệ thống cơ sở nghiên cứu - đào tạo trình độ cao của vùng đồng bằng sông Hồng; đặc biệt, là Thủ đô Hà Nộ

Tài khoản của quý khách chưa đủ điều kiện để thực hiện chức năng này

Để có thể tham gia đăng ký tài khoản mua - bán với siêu ứng dụng VIVINA. Quý khách cần đăng ký làm chủ gian hàng với đầy đủ thông tin xác thực và được chập thuận bởi BQT. Vui lòng nhấn vào đường dẫn dưới để biết thêm thông tin...